[Trở lại]
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tên nhiệm vụ KẾT HỢP CÔNG NGHỆ SẤY TĨNH VỈ NGANG VỚI CÔNG NGHỆ SẤY THÁP CỦA NHẬT BẢN ĐỂ SẤY NÔNG SẢN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN NÔNG SẢN NINH BÌNH
Cấp quản lý nhiệm vụ Tỉnh
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình
Chủ nhiệm nhiệm vụ Vũ Văn Nga
Người tham gia
STTHọ và tênHọc vị
1 Vũ Văn Nga CN
2 Phạm Văn Quang CN
3 Vũ Hồng Ngân CN
4 Lê Đăng Viên KS
5 Đào Mạnh Quyền CN
6 Phạm Văn Quyết
7 Vũ Hồng Văn
Mục tiêu

 - Đổi mới hoàn thiện công nghệ sấy theo phương thức tích hợp 2 hệ thống sấy tĩnh vỉ ngang và sấy tháp để chi phí đầu tư thiết bị, giảm công lao động, giảm nhiên liệu trong toàn bộ quá trình sấy nông sản. Nâng cao công suất hoạt động của nhà máy từ 1800 tấn/năm lên 3600 tấn/năm. Nâng cao chất lượng nông sản trong quá trình sấy để đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng và gạo, ngô thương phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tích hợp được 2 hệ thống: sấy tĩnh điện có công suất 30 tấn/mẻ và hệ thống sấy tháp có quy mô công suất 20 tấn/mẻ để nâng công suất sấy nông sản của nhà máy lên 60 tấn/mẻ.

- Tổ chức sấy thử nghiệm trên dây truyền mới 120 tấn lúa giống, 180 tấn lúa thương phẩm và 60 tấn ngô giống theo Quy chuẩn chất lượng giống lúa, ngô của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chất lượng giống lúa, ngô và tiêu chuẩn gạo của khách hàng đặt mua.

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

- Nhờ áp dụng công nghệ tích hợp giữa 2 loại máy sấy đã góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật trong công tác sấy nông sản cho đội ngũ 3 cán bộ kỹ thuật và 10 công nhân của Nhà máy chế biến bảo quản nông sản Ninh Bình. Đặc biệt nhờ áp dụng công nghệ sấy tháp đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm giống lúa, ngô đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao và lúa thương phẩm nâng cao tỷ lệ nguyên hạt của gạo khi xay xát tăng sản lượng gạo chất lượng cao của Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình.

- Kết quả hạch sấy thử nghiệm đối với lúa cho thấy nếu áp dụng công nghệ sấy tĩnh truyền thống sẽ chỉ sấy được 30 tấn chi phí cho 01 tấn sản phẩm 582.973 đồng so với công nghệ tích hợp 1 mẻ sấy được 60 tấn chi phí cho 01 tấn sản phẩm sấy được hết 230.185 đồng đã giảm chi phí được 352.788 đồng/tấn. Như vậy nếu một năm khối lượng lúa sấy là 3.600 tấn sẽ tiết kiệm cho Nhà máy là: 3.600 tấn/năm x 352.788 đ/tấn = 1.270.036.800 đồng/năm.

- So sánh với công nghệ sấy tĩnh và công nghệ sấy tích hợp của dự án cho thấy: Công nghệ sấy tĩnh chi phí cho 01 tấn ngô giống hết 1.526.973 đồng. Công nghệ sấy tích hợp của dự án chi phí cho 01 tấn ngô giống hết 1.189.405 đồng. Hiệu quả kinh tế của đề tài đối với ngô giống là 337.568 đồng/tấn. Nếu một năm cần sấy 2000 tấn ngô sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp là 675.136.000 đồng/năm.

- Như vậy nếu nhà máy hoạt động theo công nghệ tích hợp của dự án hết công suất sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 1.900.000.000 đồng/năm.

Thời gian bắt đầu 01/2015
Thời gian kết thúc 12/2016
Kinh phí thực hiện 5353.816 (triệu đồng)

[Trở lại]
 
Tên truy cập
Mật khẩu
      Đăng ký

 
Áp dụng tại: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình