Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Kỹ thuật nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao?

Hiện nay, nhiều hộ đang đua nhau nuôi rắn Ri Voi đạt hiệu quả kinh tế cao chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật nuôi.

Chọn nơi và chuẩn bị nơi nuôi rắn:
Nơi nuôi rắn có thể là ao nuôi nung bào, có mức nước sâu 0,6 – 0,8 m, gần nguồn nước sạch, khi cần có thể thay nước dễ dàng. Diện tích ao từ 50m2 trở lên , có bộng bịt lưới kỹ. Ao được dọn bớt sình, cây cỏ thối mục, bít chặt các hang mối, bón vôi bột diệt rạp. Cặp mé ao có thể dùng Fibroximăng phẳng khép khít vào nhau bao vòng quanh mé ao. TẤm Fibroximăng được cắm sâu dưới đáy ao, phía trên còn lại so với mặt bờ mực nước cao nhất tối thiểu 0,5m, tường fibro được cắm thẳng đứng, phía trên tường có lưới rộng 0,3m, dầy, chắn độ nghiêng 250 về phía trong để rắn không bò ra ngoài được. Cần lưu ý không để bờ đất còn lại nhiều, rắn sẽ vào trú trong hang không ra ăn, rắn chậm lớn. Trong ao được thả lục bình, rau muống, rau ngổ chiếm 2/3 diện tích mặt nước ao. Thả lá chuối khô thành đống cao khỏi mặt nước 0,3 – 0,5m, lá chuối thả mé bờ. Nếu mé bờ bị ngập , đóng bè chuối bè tre, thả từng đống tàu lá chuối khô vào để rắn trú sau khi ăn, ít đánh nhau gây thương tích, khoảng trống còn lại là nơi làm bãi cho rắn ăn, cho vào ao 0,5 – 0,8m. Thả rắn vào ao nuôi.
Nuôi rắn ở bể xi măng, lu khạp : Đáy bể và thành bể được trát láng xi măng. Trong bể cho vào 0,1 – 0,2m là đất thịt, đất bùn. Diện tích bể được thả lục bình, diện tích còn lại để trống là bãi để mồi cho rắn ăn, trong bể tuỳ nôi rộng hẹp mà cho một số đông lá chuối khô, lá chuối có thể thả lên bè tre hoặc can nhựa để lá chuối không bị ngập sâu vào nước. Cho nước vào bể 0,2 – 0,3 m, thả rắn vào nuôi.
Giống rắn nuôi:
Có thể bắt giống rắn con tự nhiên vào đầu mùa mưa, chọn rắn khỏe mạnh cùng cỡ thả nuôi hoặc nuôi rắn để làm giống. Chọn rắn Ri Voi cha mẹ cỡ 0,4 – 0,5kg/con trở lên, nuôi dưỡng chúng từ mùa khô, đầu mùa mưa rắn mang bầu, vào tháng 4 – 5 dương lịch rắn mẹ đẻ ra rắn con khoảng 50 con. Rắn con được chăm sóc riêng với mật độ 30 – 40 con/m2. Cho rắn con ăn nòng nọc, nhái con, cá trê con… Rắn thích ăn mồi còn sống, không vẩy. Tập cho rắn ăn cả mồi có vẩy.
Giống rắn cỡ lớn từ 4 – 10 con/kg, cần nuôi đồng cỡ, rắn không bị trầy vết, mắc câu gãy xương sống, để nuôi chung. Cần lưu ý chọn giống rắn khỏe mạnh  đều cỡ không bị thương tích để rắn lớn đều khi nuôi - Mật độ nuôi từ 5 – 10 con/m2.
Thả nuôi ghép: rùa, lươn 1 con/m2 để sử dụng thức ăn dư của rắn và tăng thu nhập.
Thức ăn:
Rắn Ri Voi thích ăn động vật tươi sống, không ươn thối, không vẩy như nòng nọc, ếch nhái, cá trê, lươn con, trùng. Khi tập cho rắn ăn cá có vẩy, cá chết rắn cũng quen ăn dần.
Thức ăn tươi tỷ lệ 3 – 5% trọng lượng rắn, ăn hàng ngày, tuỳ sức ăn của rắn mà tăng hoặc giảm không để thức ăn dư thừa làm thối nước.Có thể nuôi cá sặc, cá trê, nhái… trong ao để làm thức ăn tại chỗ cho rắn.
Trước khi cho rắn ăn, làm động tác ủ lá chuối khô để rắn bò ra cùng nhau ăn. Thức ăn được làm vừa cỡ cho rắn ăn, rải đều nơi có rắn.
Chăm sóc rắn nuôi:
+ Cần cho rắn ăn đủ, để rắn mau lớn, lớn đều.
+ Không để thức ăn dư gây ôi, thối nguồn nước.
+ Cần chuẩn bị nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có.
+ Bổ sung ủ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn mau lớn.
+ Thường thì 7 – 15 ngày thay nước cho rắn 1 lần.
+ Rắn bệnh hay bị thương tích được nuôi chăm sóc riêng, khi  khỏe nuôi chung.
+ Rắn yếu ăn, cần thay đổi thức ăn và bổ sung B complex, vitamin C để kích thích rắn ăn.
Thu hoặch rắn:
Rắn được nuôi từ 5 – 12 tháng tuỳ cỡ giống, rắn đạt 500g/con trở lên la 2thu hoạch được. Có hộ đã nuôi trong nền nhà 25m2 thả 210 con rắn, 27 con rùa, 15kg lươn đồng. Sau 6 tháng nuôi bán được 6,9 triệu đồng, lời 5,5 triệu đồng. Tính ra mỗi mét vuông doanh thu 276.000 đ, lới 222.000đ, đa dạng hoá sản phẩm đặc sản tiêu thụ.
Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình