Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Dê nuôi được 3 tháng và dê chửa được 2 tháng, có hiện tượng nổi nốt bằng hạt đỗ đen ở quanh miệng, quanh mắt và bầu vú. Ngoài ra, dê còn bị sổ mũi, bỏ ăn, hắt hơi chảy nước mũi. Đã bị 3 ngày và dùng thuốc thú y nhưng không khỏi. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo như mô tả thì rất có thể dê đã bị bệnh đậu dê và nhiễm khuẩn kế phát.
Bệnh đậu dê không thể điều trị, chỉ dùng kháng sinh để chống  bội nhiễm vi trùng.
Bệnh thường có biểu hiện với các triệu chứng đặc trưng như:
- Xuất hiện các mụn viêm ở quanh mồm, mắt, bầu vú và có thể xuất hiện toàn thân.
- Khi đã bị nhiễm khuẩn kế phát thì thường kèm theo các dấu hiệu khác như: Sốt, bỏ ăn, khó thở.
Trong trường hợp này, cần điều trị nguyên nhân gây bệnh cho dê như sau:
- Dùng các dung dịch sát trùng như THUỐC TÍM hoặc NƯỚC LÁ TRẦU KHÔNG hoặc NƯỚC MUỐI hoặc OXY GIÀ hoặc IODIN 10% rửa sạch chỗ loét- mụn viêm, sau đó thấm NƯỚC PHÈN lên vết loét.
- Bôi các thuốc  OXYTETRACYCLIN- KẼM dưới dạng thuốc mỡ hay bột lên vết thương 1 lần/ngày/5-7 ngày liền.
- Điều trị nhiễm khuẩn kế phát: Dùng 1 trong các thuốc kháng sinh có hoạt chất sau: ENROFLOXACIN hoặc AMOXICILLIN hoặc OXYTETRACYCLIN tiêm bắp 1 lần/ngày/3- 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Dùng thuốc ANALGIN cho tiêm bắp 1 lần/ngày/3 ngày liền để giảm sốt.
- Dùng thuốc CAFEIN + VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ngày/3-5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX cho uống 10 ngày liền
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trai bằng thuốc sát trùng: Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Có thể phun trực tiếp trên cơ thể dê.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình