Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Hỏi cây bưởi long trồng hai năm đầu rất tốt, nhưng những năm kế tiếp cây bị bệnh (đốm lá, cây chảy mũ, chết nhánh, trái bị méo). Đã qua hai lần đốn xuống cho ra tược mới nhưng vẫn không phát triển, đã sử dụng phân, thuốc theo khuyến nông nhưng vẫn không có kết

Theo mô tả trong câu hỏi thực ra còn thiếu một vài chi tiết về triệu chứng của cây bưởi này. Đó là lá cây bị vàng, phiến lá ngả màu vàng, nhưng gân lá vẫn còn xanh. Lá mọc từ các chồi mới càng ngày càng nhỏ dần và nhọn

Tình trạng suy kiệt của cây bưởi long mà bạn như trái méo, và nhất là tuy đã đốn xuống hai lần cho ra tược mới mà cây vẫn không phát triển, chứng tỏ cây bưởi đã nhiễm một bệnh khó cứu chữa được. Đó là bệnh vàng lá gân xanh. Bệnh này do một loài vi khuẩn kí sinh trong mạch nhựa của cây làm cây suy kiệt dần rồi chết. Khi cây đã suy kiệt, có rất nhiều bệnh phụ xảy ra (đốm lá, chảy mũ). Bệnh này lan truyền do khi mua giống để trồng, mua nhằm cây có mang mầm bệnh sẵn mà không biết. Sau khi trồng độ 12 tháng, bệnh mới bắt đầu lộ diện và làm cho cây suy kiệt dần. Bệnh còn được lan truyền bởi con rầy chổng cánh đến chích hút nhựa ở lá non và truyền bệnh cho cây

Trong tình trạng này, đề nghị bạn nên đốn bỏ cây bưởi này và trồng cây mới. Nên tìm nơi bán cây giống tin cậy, đảm bảo cây con không có mang mầm bệnh để mua về trồng. Khi cây ra lá non, nên theo dõi để nếu có rầy chổng cánh thì phun thuốc để trị rầy. Bạn có  thể hỏi thêm về rầy chổng cánh ở cán bộ khuyến nông trong tỉnh của bạn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình