Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm - Kỹ thuật nuôi gà
Có 100 con gà nuôi được 3 tháng nhưng 10 ngày nay gà có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, miệng có nhớt. Đã chết 25 con, đã dùng thuốc thú y nhưng không đỡ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo  như mô tả thì gà đã bị bệnh tụ huyết trùng.
Triệu trứng chứng đặc trưng của bệnh này là:
- Gà ủ rũ, sốt
- Chảy nước mắt, nước mũi
- Hen khẹc, bỏ ăn, tiêu chảy.
Khi gà đã bị bệnh ở thể quá cấp tính thì sẽ chết nhanh. Nếu ghép với các bệnh khác tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Bệnh tụ huyết trùng trên gà cũng như gia cầm làm cho chúng chết đột ngột, nhất là vào thời điểm sau cơn mưa nắng gắt. Khi chết, gia cầm có biểu hiện xù lông, khó thở, tím tái mào. Gà chết nhanh, đột ngột nên gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy, bà con cần quan sát đàn gà hằng ngày và khi có biểu hiện khác lạ, cần liên hệ với cán bộ thú y đến chẩn bệnh.
Và ngay khi phát hiện gà có biểu hiện bệnh, bà con có thể khắc phục cho gà như sau:
- Cách ly gà ốm và sử dụng 1 trong các loại thuốc tiêm có hoạt chất sau điều trị trực tiếp như:  AMPICILLIN hoặc ENROFLOXACIN hoặc FLORFENICOL hoặc AMOXICILLIN tiêm bắp 1 lần/ngày/liệu trình điều trị 3-5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Điều trị toàn đàn đối với những con chưa có dấu hiệu lâm sàng: Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh có hoạt chất sau trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho uống như : FLORFENICOL 4% hoặc ENROFLOXACIN hoặc AMOXICILLIN hoặc OXYTETRACYCLIN 1 lần/ngày Liệu trình điều trị 7 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Dùng NƯỚC TỎI ĐẶC cho uống 2 lần/ngày/5 ngày liền.
- Cho uống chất điện giải GLUCO-KC + MEN TIÊU HÓA + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX 10 ngày liền
- Bổ sung MEN TIÊU HÓA và VITAMIN ADE + VITAMINBCOMPLEX, khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng  để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình