Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Bệnh thối gốc hành, phun thuốc nào có hiệu quả, phun giai đoạn nào để ngừa bệnh có hiệu quả?

Có hai tình trạng thúi củ hành: thúi củ lúc tồn trữ và thúi củ trong lúc trồng

Thúi củ trong khi tồn trữ thường là do nấm Botrytis gây ra. Nên áp dụng biện pháp đối phó như trong câu trên.

Thúi củ ở ngoài đồng trong lúc trồng, thường do hai tác nhân: vi khuẩn Pseudomonas và do nấm Pythium. Cần xác định cho đúng tác nhân mới dùng đúng thuốc trị bệnh.

Nấm Pythium thường gây vết thúi bắt đầu ở cổ của củ và làm cho cây hành gục xuống. Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn sớm lúc cây còn nhỏ. Trường hợp này nên phun thuốc Rhidomyl để trị. Cần phun liên tiếp hai lần cách nhau 7 ngày. Cần phun thuốc sớm ngay khi phát hiện ra bệnh. Không nên để cho bệnh lan rộng ra, sẽ rất khó trị .

Trường hợp thúi củ phát xuất từ cổ rễ lan lên, thúi cả cổ củ và cuống lá. Nếu đưa vết thúi vào kính hiển vi để quan sất sẽ thấy có rất nhiều vi khuẩn li ti tuôn ra khỏi phần củ hoặc cuống lá bị bệnh. Bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas gây ra. Đây là bệnh rất khó trị. Phải áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc mới ngăn được bệnh. Cần nhổ các cây hành mắc bệnh và mang ra khỏi vườn, phơi nắng cho khô rồi đốt. Rải vôi lên khắp mặt đất của rẩy hành. Dùng vôi bột còn sống (voi Càng Long) rải một lớp mỏng trên mặt đất khắp liếp, kể cả lối đi. Cẩn thận đừng để vôi bám lên lá, cuống lá hành vì có  thể làm hành chết vì sức nóng của vôi lúc vôi hút nước. Pha thuốc Copper - zinc hoặc Zinc - copper, hoặc Cốc hoặc thanh phàn vôi rồi tưới đất của các cây bị bệnh đã được nhổ đi rồi. Tưới cả các cây lân cận để ngừa bị lây bệnh. Có  thể phun thêm thuốc Stanner cho hành khắp vườn.

Cả hai trường hợp bị thúi củ ngoài đồng trên đây đều rất khó trị. Do đó nên áp dụng biện pháp phòng ngừa là tốt hơn cả. Không nên trồng liên tiếp nhiều vụ hành trên cùng một miếng đất. Trước khi trồng nên rải vôi bột từ 200 - 300 kg/ha, rồi xới đất hoặc cuốc đất để trộn vôi vào đất trước khi vun liếp. Khi đất củ hành giống cần phải bón cho mỗi cây hành một bụm phân chuồng bằng cách dùng rác rơm cỏ, v.v… ủ với phân heo, trâu, bò, hoặc gà cho đến khi hoai mục rồi đem dùng. Trong phân ủ này sẽ có nhiều vi sinh vật giết chết các loại mầm bệnh có sẵn trong đất, như vậy giúp ngừa được bệnh rất hữu hiệu. Không lấy hành giống từ các rẫy có bệnh này. Nên tránh đi thăm các rẫy hành có bệnh này (vì sẽ mang mầm bệnh về cho rẫy nhà làm rẫy nhà mắc bệnh) nếu đã đi thăm các rẫy khác có bệnh, khi về nhà nên nhúng giày, dép vào vôi bột Càng Long để khử trùng trước khi vào rẫy nh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình