Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Hỏi trái ổi thường bị sâu ăn trái, rệp phấn trắng gây hại, sử dụng thuốc gì và phương pháp thủ công nào có hiệu quả?

Đối với sâu ăn trái ổi. Bướm loài sâu này thường đẻ trứng ở phần chóp trái, nơi còn dính các lá đài. Sâu nở ra thường ẩn ở phần cuối của trái, sau đó tấn công vào bên trong trái. Sâu thích tấn công những chồi nhiều trái và các trái còn dính  lá đài vì đây là nơi trú ẩn an toàn. Sâu có  thể đục vào bên trong trái từ khi trái còn nhỏ đến lúc gần thu hoạch, nhưng gây hại nhiều nhất khi trái còn non. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng. Trái lớn bị sâu đục thường phần thịt mềm nên dễ bị nấm bệnh tấn công tiếp theo làm thối trái. Sâu thương làm nhộng ngay trên cành và lá gần nơi trái bị tấn công, nhộng nằm trong kén tơ màu vàng nâu

Để phòng trị loài này, trước tiên nên bóc bỏ lá đài khi trái còn nhỏ, tránh nơi đẻ trứng của bướm hoặc là áp dụng thuốc trừ sâu vào trái ổi khi còn lá đài. Nên chọn thuốc mau phân huỷ, ít độc

Riêng đối với rệp phấn trắng trên lá ổi thì loài này phát triển trên nhiều loại cây như cây cam, quít, ổi, táo, chôm chôm, …chúng thường bu hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống trái non chích hút làm các nơi này bị cong queo, không phát triển được, có  thể làm rụng hoa hay trái non, trái mất phẩm chất. Loài này thải phân ra có chất ngọt thường hay quyến rũ kiến tới cùng sinh sống. Để phòng trị có  thể dùng các loại thuốc hoá học có tính xông hơi và có tính thấm sâu như Bi 58 50 EC, Bian 50 EC, Supracide  40 EC,  Polytrin P 440 EC pha với liều lượng là 8 - 10 cc/ bình 8 lít

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình