Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Có 50 con thỏ nuôi được 3 tháng tuổi, có hiện tượng gục đầu, thở dốc, co giật, bỏ ăn, đã bị 7 ngày hôm nay, bị được 3 ngày thì chết, đã chết 5 con, chưa dùng thuốc gì. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Với biểu hiện của thỏ như mô tả, thì thỏ đã bị bệnh tụ huyết trùng ghép bệnh cầu trùng.
Thỏ bị bệnh có triệu chứng điển hình: thỏ kém ăn, sốt , co giật, gục đầu, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn, gầy yếu dần và chết. Đôi khi bị tiêu chảy; nếu kết hợp với bệnh viêm ruột, phân có thể lẫn máu.
Cách khắc phục như sau:
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Dùng thuốc đặc trị cầu trùng cho uống 1 lần/ngày/5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Dùng thuốc STREPTOMYCIN với liều 0,01g/kg thể trọng, hoặc dùng KANAMYCIN với liều 0,05g/kg thể trọng. tiêm bắp 1 lần/ngày/3-5 ngày liền
Nâng cao thể trạng cơ thể như sau:
- Cho uống chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX liên tục thay nước 10 ngày liền
- Bổ sung  VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX, khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 2 tháng liền..
Chú ý: Thỏ là vật nuôi rất nhạy cảm với bệnh Tụ huyết trùng, thường 18 – 24 giờ sau khi phát bệnh thỏ sẽ chết, việc điều trị không hiệu quả. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là phòng bệnh:
- Không nên nhốt thỏ vào chuồng gà, chuồng heo vì có nguy cơ lây lan mầm bệnh từ các loại gia súc này;
- Tăng cường công tác sát trùng tiêu độc chuồng trại;
- Tăng sức đề kháng cho thỏ bằng cách định kỳ pha vitamin vào thức ăn, nước uống,
- Đặc biệt vào các thời điểm giao mùa nên sử dụng kháng sinh trên để phòng bệnh với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị.
 
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình