Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc - Kỹ thuật nuôi lợn
Có 1 con lợn mới đẻ 3 ngày. Lợn con yếu, mắt lim dim, bú bình thường, hai chân yếu, đã tiêm sắt cho lợn con, bị 3 ngày. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Với hiện tượng của lợn như mô tả, thì đây là 1 trong các biểu hiện của hội chứng rối loạn sinh sản (hiện tượng lợn chết yểu).
Hiện tượng này thường do các nguyên nhân sau:
- Do khí hậu thời tiết khắc nghiệt (oi bức và nắng nóng).
- Do lợn mắc 1 trong các bệnh: Bệnh tai xanh, bệnh thai gỗ, bệnh xoắn khuẩn, bệnh dịch tả. Các bệnh này thường gây nên hiện tượng sảy thai, chết thai và thai chết yểu (lợn con bị suy nhược rồi chết dần).
Để khắc phục hiện tượng trên, cần thực hiện các bước sau:
- Chăm sóc nuôi dưỡng lợn tốt trong thời kỳ mang thai, nhất là trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. 
- Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ và định ký tẩy uế chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng (2 lần/tháng).
- Định kỳ bổ sung các chất khoáng, nguyên tố vi lượng và VITAMIN dưới dạng PREMIX vào khẩu phần thức ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho lợn nái mẹ (mỗi tháng 1 lần, mỗi lần 7-10 ngày).
- Thực hiện tốt qui trình phòng bệnh bằng vacxin đối với bệnh nêu trên.
Chú ý: Đối với đàn lợn con hiện tại, cần giữ ấm và chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo. Đồng thời phải bắt đầu vú lợn mẹ để cho lợn con bú hàng ngày và dùng GLUCO-KC + ADE + MEN TIÊU HÓA hòa với nước bơm vào miệng cho lợn con uống hàng ngày.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình