Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Trên trái ớt, vào giai đoạn già đến chín, trong mùa mưa thường có những vết đen trên trái, làm trái bị thối và rụng. Đó là bệnh gì? Cách phòng trị?

Bệnh thường gây hại trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn

Bệnh thường gây hại trên trái từ già đến chìn, nếu giống mẫn cảm thường gây hại cho cả trái non

Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn, có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen

Nếu vết bệnh có màu trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, và có màu vàng nhạt, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra

Cách phòng trị

- Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu trái và thu lượm tất cả các trái bị bệnh đem thiêu huỷ. Nếu không bệnh sẽ lây lan ngày càng nặng hơn và phun thuốc trị sẽ không có hiệu quả

- Luân canh không  trồng cây họ cà ớt 2 - 3 năm

- Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt

- Tránh trồng ớt trong mùa mưa và nên trồng ớt chỉ thiên để hạn chế được bệnh

- Phun một trong các loại thuốc sau: Copper B 75 WP, Benlate 50 WP, Mancozeb 80 WP, Antracol 70 WP, Daconil 75 WP với nồng độ 0,2 - 0,5 % khi bệnh gây hại. Phun 7 - 10 ngày / lần, trong mùa mưa nên pha thêm chất bám dính khi xịt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình