Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết về bệnh lùn xoắn lá của lúa và thuốc đặc trị bệnh này?

Bệnh lùn xoắn lá lúa do rầy nâu truyền. Rầy mạnh (không mang mầm bệnh) chích cây lúa bệnh có mầm bệnh hút mầm bệnh vào cơ thể là một loại vi - rus lưu giữ trong miệng của rầy. Khi rầy chích vào cây lúa mạnh, mầm bệnh sẽ theo kim chích của rầy vào thân cây lúa mạnh, virus được truyền vào cây lúa làm cho cây lúa bị bệnh. Cây lúa bị bệnh có triệu chứng là cả bụi lúa lùn hẳn , lá có màu xanh đậm, chóp là xoắn lại, lá rách dọc theo bìa, cây đâm thêm chồi ở các đốt phía trên. Cho đến nay, trên thế giới chưa có loại thuốc đặc trị các bệnh do virus gây ra. Để đối phó với bệnh này đề nghị cần áp dụng các biện pháp sau

- Diệt lúa rài, lúa chét truớc khi xuống giống vì đây là nơi rầy tới cư trú, sinh sống và tích luỹ mầm bệnh, khi trên lúa chưa có thức ăn, khi ruộng xuống giống rầy sẽ bay tới chích hút và truyền bệnh cho cây lúa mạnh

- Quan sát trên đồng ruộng thấy có những bụi lúa lùn, lá xanh hơn bình thường, đọt lá xoắn lại hay bị nghẹn, không trổ được thì nên nhổ bỏ, chứ không nên để sống mãi tại ruộng

- Sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy như Bassa, Mipcin, Trebon, … với nồng độ theo như khuyến cáo

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình