Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Tôi trồng xoài đến mùa ra hoa khá tốt, nhưng sau đó thì ra trái ít và trái đến khi thu hoạch còn lại không cao. Xin cho biết nguyên nhân và cách chữa trị.
Năng suất xoài thấp thường do tỷ lệ đậu trái ít và bị rụng trái non nhiều. Sự đậu trái thấp lúc ban đầu thường do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ thấp, sương mai nhiều, thiếu dinh dưỡng hau thiếu côn trùng để gây hiện tượng thụ phấn chéo rất cần thiết cho xoài trong thời gian ra hoa. Trái non rụng nhiều sau khia đậu trái thường do các nguyên nhân sau:

- Do côn trùng:

+ Rầy bông xoài: Có thân hình nhỏ cỡ bằng rầy nâu trên lúa. Mình có màu xám nhạt, thường nhảy trong lá nghe lóc cóc. Rầy chích hút nhựa làm rụng bông và trái non rất nhiều. Chất thải của rầy dính trên lá là môi trường tốt cho nấm đen đáp vào phát triển làm cho lá bị đen, lá giảm quang hợp.

+ Rệp dính: thân có màu nâu đỏ nên nông dân thường gọi là rầy “ lửa” cũng chích hút nhựa làm rụng bông và trái non, chất thải bám dính đầy trên gié hoa làm ngăn cản sự đậu trái và trong nhánh hoa rất dơ.

+ Sâu đục cành: Đục gãy nhánh mang gié hoa hay tại gốc gié hoa, làm gié hoa gãy hoàn toàn.

Khi có loại rầy này xuất hiện ta phải dùng Mipxin, Applaud Micc, Padan… với nồng độ 1-2‰ để trị.

- Do bệnh: Trong thời gian ra hoa, khi hoa nở gặp lúc trời mưa hay độ ẩm cao thì các gié hoa thường bị các nấm tấn công nhất là nấm gây nên bệnh “ thán thư” làm cho bông bị đen và rụng nhiều, trên thân của gié hoa có từng mảng đốm đen xuất hiện, nếu không chữa trị thì sau đó cả phát hoa trở nên đen và khô rụng làm cho việc đậu trái thấp.

Để phòng trị các nấm tấn công ta có thể dùng các loại thuốc trừ nấm như Manzate 200 80 WP, hay Antracol 70WP để xịt lúc gié hoa chưa nở và sau khi đậu trái. Nếu bị bệnh nhiều phải xịt thuốc hàng tuần cho đến khi hết thấy bệnh.

Do sinh lý: ngoài ra trái non rụng nhiều nếu không do sâu bệnh thì cũng còn do vấn đề mất quân bình về sinh lý đưa đến việc thiếu dinh dưỡng.

Thời gian từ khi “ trứng cá” từ màu vàng nhạt trở qua màu xanh tức là đã đậu trái, lúc này trái phát triển nhanh nên rất cần nhiều dinh dưỡng và khoảng thời gian 2-3 tuần sau khi đậu trái, khi trái non cỡ bằng hạt đậu là cũng lúc rụng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Để hạn chế rụng trái non trong các giai đoạn này ta nên bổ sung các loại phân bón qua lá như Bayfolan, Mirache Gro.v.v…

Ngoài ra, khi trái bằng ngón cái (45 ngày sau khi đậu trái) thì xoài cũng rụng nhiều hay do sâu đục trái, chúng ta phải bổ sung các loại phân bón qua lá và xịt thuốc trừ sâu.

Trái bằng trứng gà (khoảng 60 ngày sau khi đậu trái) xoài cũng bị rụng nhiều do các điều kiện bị ngập úng, thiếu nước, nhiệt độ quá cao hay quá thấp, sâu đục cuốn trái.

Tóm lại hạn chế sự rụng trái non gia tăng năng suất xoài ta nên:

- Phun thuốc trừ sâu trừ bệnh và phân bón qua lá khi gié hoa chưa nở (trông như gié lúa).

- Phun các loại phân bón qua lá vào các thời kỳ: 7,15,45 ngày sau khi hoa nở.

- Trong thời gian trái phát triển nếu thấy sâu bệnh phát triển nhiều thì phải dùng thuốc trừ sâu bệnh để xịt cho cây

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình