Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Làm thế nào để trồng đu đủ ít bị bệnh bạc lạt (khảm) và đốm vòng do virus lây lan?

Bệnh khảm và  đốm vòng do các loại virus tấn công. Các virus này được các loại rầy chích hút  truyền bệnh từ cây bệnh sang cây khoẻ mạnh. Hai loại rầy mang mầm bệnh là rầy bông vải Aphisgossypii) thường chích hút bông bụp, bông vải, đậu bắp, cà, ớt… và rầy cải (Myzus persicae) thường chích hút các loại cải bắp, cải bông, bẹ xanh, bầu bí, dưa… Rầy có thể truyền bệnh cho cây đu đủ con (chỉ 4-6 lá), ủ bệnh khi cây có nụ hoa mới biểu hiện triệu trứng bệnh.

Để đề phòng bà con cần phải:

- Không trồng đu đủ lưu niên trên vườn đã trồng 1-2 năm, còn mang nhiều cây bệnh. Không lấy trái làm giống từ các vườn hay các cây bị bệnh (nhất là với bệnh đốm vòng).

- Không trồng xen đu đủ với các loại cây cà, ớt, đậu bắp, bụp, cải, bí, dưa… để không bị lây bệnh hoặc dẫn dụ rầy phá hại.

- Nhổ và thiêu huỷ các cây tơ vừa chớm nhiễm bệnh trong vườn.

- Phun thuốc sát trùng lưu dẫn có độ lưu tồn khá lâu (Regent, Padan…) từ khi cây con được 4-6 lá đến khi trổ hoa để diệt rầy truyền mầm bệnh.

- Thỉnh thoảng, phun các loại phân bón giàu Mangan, kẽm và các loại có chứa chất điều hoà sinh trưởng như NAA, NOA, GA3 để tăng cường chống chịu cho cây.

- Bón cân đối N-P-K với tỷ lệ 3-2-4 cũng giúp cây chịu bệnh tốt hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình