Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Tôi đang nuôi thỏ giống nhưng không có tài liệu hướng dẫn kĩ thuật. Xin cho tôi biết một số thông tin về kĩ thuật chăn nuôi thỏ?
Thỏ là gia súc có nhiều ưu thế: không ăn lương thực của người, đẻ khỏe, phát triển nhanh, sản phẩm lại có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Thỏ thuộc bộ gậm nhấm (Rodentia), trên thế giới có rất nhiều giống như: Thỏ trắng khổng lồ Bauxcat và Flandra (Pháp) trọng lượng 6,5 – 6,8kg, thỏ trắng Belie (Pháp), Thỏ trắng Nga (lớn và nhỏ), Thỏ Tân Tây Lan trắng, Thỏ California (Mỹ), thỏ Chinchila (Anh)… Riêng tại Việt Nam, hiện nay không còn giống thỏ thuần, phần lớn bị lai tạp, chỉ có 3 giống chính là: Thỏ trắng Tân Tây Lan - Việt Nam (nhập từ Hungari (1978), thỏ xám Việt Nam, thỏ đen Việt Nam.
Người nuôi thỏ cần lưu ý thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh; khả năng thích ứng với môi tường mới cửa cơ thể cũng rất kém. Vì vậy khi thay đổi đột ngột nơi nuôi nhốt, thức ăn, thời tiết khí hậu … đều dễ làm thỏ mắc bệnh hoặc chết đột ngột do sự mất cân bằng sinh học trong cơ thể.
Kích thích lồng nuôi thỏ 40 – 50cm x 90cm x 60cm, làm bằng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền như tre nứa hoặc sắt thép. Lồng được đặt ở nơi thoáng mát, không khí lưu thông, sạch sẽ. Không nên đặt chuồng thỏ ở nơi (đã) nuôi heo, gà… vì dễ ngột ngạt và hôi thối.
Chọn giống: Khi chọn giống lưu ý các chi tiết sau :

Tỷ lệ thụ thai đạt trên 70%, phối giống được 8 lần và đẻ được 5 – 6 lứa trong 1 năm.

Số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải đạt 6 con trở lên.

Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (30 – 35 ngày) phải trên 80%.

Loại thải giống khi các chỉ tiêu sinh sản kém, lập lại 2 – 3 lần và mắc bệnh lâu ngày không khỏi, thể lực gầy yếu.

Thức ăn:

Thức ăn thô xanh: Thỏ ăn được rất nhiều loại lá cây và quả củ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thức ăn cần được lưu ý: Thức ăn thô xanh cần rửa sạch bằng nước giếng hoặc nước máy. Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ, khoai tây nên luộc chín (để phòng chất độc khi củ khoai tây mọc mầm).

Bệnh thường gặp ở thỏ

Bệnh chướng hơi đầy bụng, đau bụng ỉa chảy, viêm ruột truyền nhiễm, cầu trùng, viêm mủi, tụ huyết trùng,tụ cầu trùng, viêm tuyến sữa, viêm núm vú, ghẻ, nấm da, bại liệt, cảm nóng, viêm kết mạc mắt.

Khai thác :

Ngoài việc ăn thịt, lông là da thỏ là sản phẩm rất có giá trị. Khi nuôi thỏ lấy da, người nuôi thỏ cần chú ý đến kỹ thuật lột da, thuộc da để năng cao hiệu quả của việc chăn nuôi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình