Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
Vì sao không thể diệt hết được côn trùng có hại cho đồng ruộng?

Trên thế giới có khoảng một triệu loài côn trùng khác nhau, trong số đó có một số loài côn trùng có ích được con người yêu thích. Ví dụ như họ hàng nhà tằm, ong mật,... Những côn trùng có ích được mọi người luôn tìm cách nuôi dưỡng để chúng nhả thêm nhiều tơ, cho được nhiều mật,... Nhưng phần lớn côn trùng là loại có hại, chúng tấn công vào cây cối bằng nhiều cách, loài thì ăn lá rau, loài thì hút chất dịch trong cây lúa, cây mạch, loài đục thẳng vào thân cây, có loài thì đục thẳng vào quả để ăn hạt hoặc ăn thịt quả, có loài còn hút cả máu người và động vật rồi truyền bệnh tật cho họ. Những loài côn trùng có hại chẳng những ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây trồng mà còn hại cho cả sức khoẻ con người và động vật, chúng là kẻ thù của chúng ta. Trước mắt, phương pháp phòng chống côn trùng phổ thông nhất là dùng thuốc diệt. Nhưng vì sao năm này qua năm khác chúng ta dùng rất nhiều thuốc nhưng côn trùng vẫn tồn tại?

Nguyên nhân chủ yếu gồm các mặt sau:

1.  Côn trùng có hại rất nhiều loài: như sâu hại cây trồng chẳng hạn. Chẳng những mỗi loài cây có một loài côn trùng có hại riêng, mà ngay cùng một loài cây cũng lại có nhiều giống côn trùng có hại khác nhau. Ví dụ trong một đời cây lúa nước đã có tới mười mấy loài côn trùng có hại rồi; một loại thuốc sâu chỉ có tác dụng đối với vài loài côn trùng mà thôi chứ không có tác dụng với tất cả được

2.  Côn trùng có hại có sức sinh sản rất mạnh mẽ. Có loài một năm sinh sản đến mấy lần, thậm chí đến mấy chục lần. Trong điều kiện môi trường thích hợp, một con côn trùng cái có thể sinh ra hàng trăm hàng ngàn con. Do đó, tuy rằng sau khi phun thuốc, lượng côn trùng còn lại ít nhưng chỉ sau một thời gian chúng sinh con đẻ cái thì số lượng tăng lên rất nhanh

3.  Côn trùng có hại có khả năng chống lại các môi trường bất lợi cho chúng và còn có cả tính kháng thuốc. Trong cuộc đời côn trùng thường trải qua các giai đoạn trứng, ấu trùng, ngài rồi tới côn trùng, nhưng cũng có loài biến thái bỏ qua một giai đoạn (ngài). Thuốc trừ sâu ngày nay nói chung chỉ giết chết côn trùng ở giai đoạn ấu trùng và côn trùng trưởng thành, còn với trứng và ngài thì hiệu quả thấp. Hiệu quả của thuốc đối với côn trùng, ấu trùng cũng chỉ đạt tới 90 %, 10% sống sót đó sinh con đẻ cái và đời sau chúng đã mang tính kháng thuốc. Ví dụ loài cây họ rày hại lúa chẳng hạn, năm đầu phun thuốc có thể đạt hiệu quả tới 95 %, nhưng sau một vài năm, chẳng những lượng thuốc dùng trên một diện tích phải tăng lên, mà hiệu suất diệt côn trùng đã giảm xuống chỉ còn 50 %. Dùng thuốc càng lâu dài, mức độ càng cao hơn thì tính kháng thuốc của côn trùng càng rõ ràng hơn

Có một số loài côn trùng, trứng, ấu trùng và bản thân chúng không chết ở nhiệt độ - 15 0c, thậm chí có loài mấy tháng liền không ăn nhưng vẫn không bị chết đói. Điều này chứng tỏ khả năng chịu đói, chịu rét của chúng rất mạnh mẽ, cho nên có thể qua đông rất an toàn

4. Có loài côn trùng có hại cho nông nghiệp khả năng bay xa của chúng rất mạnh. Vào mùa xuân hè hàng năm, lúa nước và các cây trồng ở phía bắc phát triển xanh tốt, thức ăn phong phú, côn trùng có hại di chuyển từ phía nam lên. Đến cuối thu đầu đông, nhiệt độ hạ thấp, cây trồng mùa màng đã thu hoạch, chúng lại rời khỏi phương bắc để bay trở về phương nam tiếp tục phá hoại.

5.    Khi phun thuốc diệt côn trùng có hại thường sát thương rất nhiều đến thiên địch của loài có hại. Những giống thiên địch này là bạn của nhà nông

Thiên địch gồm nhiều chủng loại như: ếch, nhện, ong kí sinh, ruồi kí sinh, trùng môi, trùng sợi,... Khi phun thuốc sâu tuy có diệt được sâu nhưng cũng giết chết luôn cả thiên địch. Mặt khác, khả năng sinh sản của thiên địch thua xa côn trùng có hại. Vì vậy, nếu không nắm chắc được tình trạng sát sinh và phản ứng với thuốc của thiên địch mà cứ dùng thuốc không thoả đáng thì sẽ làm cho côn trùng có hại phát triển nhiều hơn mà thôi

Do những nguyên nhân trên, nên hàng năm, tuy chúng ta vẫn phun thuốc diệt sâu, nhưng sâu vẫn cứ sinh sôi nảy nở. Phun thuốc trừ sâu chẳng qua là khống chế mức độ gây hại để cho cây trồng đỡ bị tổn thất mà thôi

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình