Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vườn cây cà phê, dạo gần đây thấy trên cây cá phê có các con vật nhỏ màu trắng đâu trên trái và cành cây, qua tìm hiểu thì biết đó là rệp sáp. xin hỏi đó có phải là rệp sáp ko và cách phòng trị như thế nào?
Rệp sáp là loại bệnh nghiêm trọng trên cây cà phê, thường xuất hiện vào lúc giao thời giữa mùa nắng và mùa mưa Rệp sáp có thể làm cho năng suất cà phê giảm tới 40-60%, từ khi xuất hiện đến khi bùng phát dịch chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, thậm chí nếu gặp lúc thời tiết thuận lợi thì rệp sáp có chỉ trong vài ba ngày là đã lan ra rất nhiều diện tích, trở thành tai họa lớn đối với người trồng cà phê.
Rệp sáp thuộc họ rệp sáp giả bộ cánh đều
Đặc điểm sinh sống và gây hại
- Rệp thường sống tập trung gây hại ở nhiều bộ phận của cây như chùm quả, kẽ lá, chồi non, cuống chùm hoa, gốc cây,...
- Loài rệp sáp hại lá và chùm quả: rệp bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả rụng. Rệp hút chất dinh dưỡng làm cho quả bị vàng, rụng, làm giảm năng suất và chất lượng quả.
- Rệp sáp hại rễ thì sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại lá vàng, héo và dần dần cây bị chết.
- Chất bài tiết của rệp sáp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bồ hóng bám đen cành lá, vỏ trái làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.
- Rệp lây lan qua hom giống, phát tán nhờ gió, kiến, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ lao động,  ...
- Rệp gây hại quanh năm nhưng xuất hiện nhiều trong mùa khô.
Biện pháp phòng trừ
- Trồng 1-2 vụ cây phân xanh trước khi trồng cà phê, khi phát hiện thấy rệp cần bới gốc cà phê ra dùng dao cắt vỏ bọc nấm, tưới dung dịch thuốc trừ sâu theo chỉ dẫn, quét dung dịch sát khuẩn vào gốc và sau đó bón phân chuồng thêm rồi lấp đất lại.
- Cắt tỉa những cành bị sâu, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm nơi sinh sống của rệp. Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Mùa nắng dùng vòi bơm phun nước vào chỗ có nhiều rệp để rửa trôi bớt rệp đồng thời tạo độ ẩm trên cây làm giảm mật độ rệp.
- Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp. Nếu thấy có rệp xuất hiện phải có biện pháp diệt trừ ngay tránh để rệp lây lan và sinh sản nhanh.
- Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV sau để phòng trừ:
+ Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Pyrinex 20 EC).
+ Diazinon (Diazan 10GR) 
+ Cypermethrin (SecSaigon 50EC)
+ Cypermethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC) 
+ Chlorpyrifos Methyl (Sago - Super 20EC)
+ Dùng thuốc hạt, bột xử lý rắc ở gốc
Nguồn: sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình