Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cây lúa sau khi xạ 2-3 tuần thì có triệu chứng nở bụi kém, cây lùn lá chuyển màu vàng hoặc hơi đỏ, trên lá có đốm lấm chấm nâu, nhổ bụi lúa lên xem thấy rễ phát triển kém, có mùi hôi. Xin cho biết lý do?

Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc các chất hữu cơ ở rễ xảy ra ở các chân ruộng trũng do rơm rạ của vụ trước được trục xuống nhưng chưa mục rã hoàn toàn hoặc do phèn tích tụ lại. Quá trình phân huỷ của các chất hữu cơ trong tình trạng hiếm khí sẽ sinh ra các chất acid độc. Các chất acid này cô dọng lại sẽ làm cho thối bộ rễ nên có mùi hôi. Cây lúa không hấp thu dinh dưỡng được nên sẽ suy yếu dần.

      - Trước khi gieo sạ nên cày ải, phơi đất. Nếu không có điều kiện để phơi đất thì phải thu dọn bớt gốc rơm rạ hoặc đốt.

      - Sau khi trục nhận, nên ngâm ruộng 5-7 ngày, rồi cho nước vào đồng ruộng để giảm bớt chất độc hữu cơ.

- Nếu cây lúa bắt đầu có triệu chứng ngộ độc, cần cho nước ra vào nhiều lần để rửa bớt chất độc, sau đó bón phân lân 10-15kg/1000m2, tuyệt đối không bón thêm phân đạm lúc này.

            - Khi cây lúa bắt đầu ra rể non mới, bón thêm phân N-P-K để cây lúa nhanh hồi phục

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình