Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vườn cao su 6 năm tuổi bắt đầu vào thu hoạch, ở các miệng cạo mủ vừa mở do gặp mưa nên bị thối. Vết thối lan sâu vào thân gỗ, có 1 số cây bị mọt đục sâu 15-20 cm. Trên vỏ cây bị sần sùi từng nốt nhỏ lấm chấm. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Với biểu hiện của cây cao su như mô tả, thì có khả năng cao su của đã bị bệnh loét mặt cạo. Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Sau đó, lan dần dọc theo mạch dẫn trên vỏ tái sinh, tạo thành các sọc nâu đen theo chiều thẳng đứng. Khi bị nặng, từ lớp vỏ tái sinh, mủ rỉ ra bị biến vàng và bốc mùi hôi thối. Một phần hay toàn bộ phần vỏ tái sinh của mặt cạo biến màu nâu đen và thối loét. Bệnh do nấm gây ra.
Biện pháp khắc phục như sau:
- Trước tiên, nên chọn một số giống ít nhiễm bệnh để trồng
- Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại, để tạo sự thông thoáng trong vườn cây. Không tạo tán cây cao su quá thấp.
- Ngăn không cho nước mưa từ vườn khác chảy vào vườn cao su
- Tránh bón dư Đạm
- Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp (quá gần mặt đất) vì như vậy dễ làm đất văng lên miệng cạo lúc mưa.
- Sử dụng chất kích thích mủ để làm giảm số lần cạo
- Định kỳ vệ sinh mặt cạo, miệng cạo và bôi thuốc Mexyl MZ 72WP với nồng độ 2% (pha 20g thuốc trong 1 lít nước) và bôi thêm lớp VASELINE để chống ướt
- Trong mùa mưa, nên bôi thuốc trên để phòng bệnh từ 1-2 lần/ tháng.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện cây bệnh và xử lý thuốc kịp thời
- Những cây bị bệnh, được đánh dấu và nghỉ cạo, rồi quét thuốc Mexyl MZ 72WP một tuần 2 lần cho đến khi khỏi bệnh mới cạo lại, nhằm tránh lây lan sang các cây khác qua dao cạo
* Lưu ý trước khi bôi thuốc điều trị: Cần vệ sinh mặt cạo và miệng cạo, bóc phần bị hư thối và dùng dao sắc gọt nhẹ phần vỏ bị nhiễm bệnh đã biến màu.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình