Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cây ớt có biểu hiện héo rũ rồi chết. Đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo mô tả thì vườn ớt đã bị nhiễm bệnh héo xanh, bệnh do vi khuẩn gây ra.
Biểu hiện của bệnh là: 
- Cây đang xanh tốt bình thường thì bị héo đột ngột trong khi lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây tươi lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được nữa và chết hẳn.
- Nếu bệnh xảy ra chậm, nhiều rễ phụ khí sinh mọc ra dọc trên thân. Rễ và thân thối mềm. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị nâu đen, để vào trong ly nước trong  thấy có những giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra.
Vi khuẩn gây bệnh héo xanh có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên 6 tháng, trong đất trên 1 năm. Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ 30-35 oC. Chúng lưu tồn trong đất, hạt giống, tàn dư cây bị nhiễm bệnh, cỏ dại; lan truyền qua hạt giống, cây bệnh, dụng cụ lao động...
Ngoài cây ớt ra thì bệnh héo xanh vi khuẩn còn gây hại trên 1 số cây trồng khác như (GẠT ẢNH) các cây họ cà, khoai tây...Bệnh không có thuốc phòng trị. Do đó, cần thực hiện các biện pháp tổng hợp như sau:
- Không nên trồng ớt và các cây họ cà liên tiếp nhiều vụ trên cùng mảnh đất mà nên luân canh với các cây trồng khác họ từ 2-3 năm, tốt nhất là luân canh với cây lúa nước.
- Khi làm đất trồng cần chú ý thu nhặt hết tàn dư cây trồng, cỏ dại vụ trước mang ra ngoài tiêu hủy
- Bón vôi bột lượng 80-90 kg/1000 m2. làm đất kỹ và lên luống cao, vét rãnh để thoát nước tốt khi mưa cho ruộng trồng.
- Sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng TRICHODERMA để bón lót cùng với các phân bón lót khác.
- Trong chăm sóc cây chú ý đảm bảo vừa đủ độ ẩm và bón cân đối các phân vô cơ.
-  Khi thấy bệnh xuất hiện, nhanh chóng nhổ bỏ và thu nhặt hết tàn dư cây bệnh mang ra ngoài tiêu hủy.
- Sau đó sử dụng một trong các thuốc trừ bệnh gốc hoạt chất: BACILLUS SUBTILIS hoặc KASUGAMYCIN + COPPER OXYCHLORID hoặc COPPER OXYCHLORID + STREPTOMYCIN SULFATE,...để phun định kỳ ít nhất 3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình