Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Trồng 1000 cây cà chua, cây đang ra hoa đậu quả, có hiện tượng xoăn lá, cây còi cọc không phát triển, đã dùng thuốc BVTV nhưng không đỡ, bị bệnh 50% vườn. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo mô tả thig vườn cây cà chua đã bị nhiễm bệnh virus xoăn lá cà chua.
Biểu hiện của bệnh như sau: Cây bị bệnh virus sinh trưởng kém, đốt thân hoặc các lóng ngắn lại và hơi uốn cong.
Lá có màu xanh sáng, nhiều lá bị nhỏ lại, phiến lá gợn sóng, bề mặt lá trở thành láng bóng. Rìa lá uốn cong lên, xoăn lại thành hình lòng mo. Các lá non ở ngọn xoăn lại nhiều hơn.
Bệnh thường xuất hiện rõ nhất vào giai đoạn ra nụ. Cuối giai đoạn sinh trưởng, cây bị bệnh nặng sẽ lùn hẳn xuống, cành cong queo, quả rất ít hoặc hầu như không có....
Bệnh lây lan trên đồng do một số côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh như rệp muội, bọ phấn trắng,....
Biện pháp khắc phục bệnh như sau:
- Chọn giống cà chua ít nhiễm bệnh xoăn lá virus: Kim cương đỏ, Ana, đây là những giống có khả năng chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao.
-  Đất cần thu dọn sạch sẽ và tiêu hủy tàn dư, cỏ dại.
- Xới xáo kỹ, bón VÔI ngay khi cày lật đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng
- Bón phân lót, lên luống cao để thoát nước tốt khi mưa.
- Chăm sóc bón phân đầy đủ cân đối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh tăng khả năng chống bệnh.
- Dùng bẫy dính màu vàng hoặc dùng giấy bạc treo trên ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút hoặc dùng lưới côn trùng quây xung quanh vườn với chiều cao 1,8-3, m (nơi ánh sáng ít, gió yếu quây lưới thấp 1,8m).
- Khi thấy bệnh xuất hiện, cần nhổ bỏ mang ra ngoài tiêu hủy các cây bị bệnh nặng.
- Sử dụng một trong các thuốc trừ sâu chích hút gốc hoạt chất: ABAMECTIN hoặc AZADIRACHTIN hoặc EMAMECTIN BENZOATE hoặc DINOFEFURAN hoặc THIAMETOXAM,...để phun trừ các côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh để tránh chúng lây lan bệnh sang các cây khác.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình