Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Cà chua trồng được 3 tháng, 4 ngày nay cà chua có hiện tượng thâm lá, khô héo lá, lụi cây. Chưa dùng thuốc gì. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Qua mô tả thì cà chua đã bị bệnh sương mai (còn gọi là mốc sương) do nấm gây hại.
Bệnh hại mọi bộ phân trên cây với những triệu chứng điển hình như:
- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá.
- Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp (1 viền bột màu trắng xung quanh rìa của vết bệnh ở mặt dưới của phiến lá). Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.
- Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.
- Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị rụng.
- Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm cho quả bị thối.
Biện pháp khắc phục như sau:
- Cây bệnh nặng cần tiêu hủy để tránh lây lan
- Cả vườn cần phun thuốc có hoạt chất: MANCOZEB hoặc COPPER HYDROXIDE hoặc CHLOROTHALONIL hoặc  THIOPHANATE-METHYL hoặc MANCOZEB + ME-TALAXYL hoặc AZOXYSTROBIN+ DIFENOCONAZOLE hoặc  DIMETHOMORPH + MANCOZEB hoặc IPROVALICARB + PROPINEB…
- Để phòng bệnh này, hàng năm cần luân canh với cây trồng nước, chăm sóc theo qui trình, bón NPK đầy đủ và cân đối.
Phải bón phân chuồng hoai mục không dưới 2 tấn/1000m2.
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình