Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Chuối tiêu hồng, có biểu hiện bị vàng lá, rồi chết. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Hiện tượng vàng lá chuối có thể do dinh dưỡng (thiếu NPK) cũng có thể do bị bệnh vàng lá panama gây hại.
- Với thiếu dinh dưỡng cây lớn chậm, các lá có thể vàng và kích thước không đạt được bình thường nhưng không có triệu chứng bệnh
Cách khắc phục: bón phân NPK Việt Nhật hoặc NPK đầu trâu qua gốc, phun phân bón lá đầu trâu hoặc phân bón lá thiên nông.
- Có thể chuối bị bệnh héo vàng panama. Cây chuối bị nhiễm bệnh thường vàng từ lá già lan dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, bệnh nặng cây bệnh chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi.
Cách khắc phục: Khi phát hiện cây bệnh, phải đào bỏ các gốc bệnh đen tiêu huỷ và dùng vôi bột rải vào các vị trí cây bị bệnh để khử trùng đất. Những khóm chuối còn lại trên vườn phải tưới gốc để chống nấm xâm nhiễm bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP, Zineb 800WG, Tilt 250EC, Score 250EC, Anvil 5SC... 
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình