Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Các lá trưởng thành trên cây chuối già bị cháy từ bìa lá lan vào, đôi khi bị cháy của lá làm cây phát triển kém. Đó là hiện tượng gì, cách khắc phòng trị?

Hiện tượng này được gọi là bệnh đốm lá Sigatoka trên chuối do nấm Cercospore musae gây ra. Đầu tiên là những chấm nhỏ hình thoi xuất hiện ở rìa lá và lan dần vào trong, sau đó lớn dần có màu đen, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau tạo thành vết chết bất dạng. Bệnh nặng có thể làm cháy cả phiến lá, làm lá rũ xuống, chỉ còn lại khoảng vài lá trên cùng, cây phát triển kém, buồng nhỏ, chín háp.

      - Cắt và tiêu huỷ các lá bị bệnh nặng.

      - Bón phân đầy đủ và cân đối giữa N-P-K.

      - Tưới cho cây trong mùa nắng, thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế tưới phun lên trên tán lá khi chuối bị bệnh.

      - Phun thuốc khi cây bị hại bằng các loại thuốc: Copper B 75, Benomyl 50 WP, Derosal 50 WP, Bavitin 50 WP, Rovral 50 WP, Ridomil 240 EC, Tilt 250 EC, Score 250 EC… liều lượng 20-30g (cc)/8lít tuỳ loại thuốc, phun 15-20 ngày/lần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình