Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Vườn tiêu 3 năm tuổi, có biểu hiện 1 tuần nay lá bị cháy đen một nửa, lá và quả rụng nhiều, ngoài ra bình thường, đã dùng atamin 35 wp và thuốc aliphot 400 nhưng không đỡ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo mô tả thì vườn cây hồ tiêu 3 năm tuổi đã bị nhiễm bệnh thán thư, bệnh do nấm gây ra. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết các tháng có nhiệt độ trung bình thấp trong năm và trong điều kiện ẩm độ không khí cao trên các vườn hồ tiêu chăm sóc kém hoặc bón phân không cân đối và bón nhiều phân đạm.
Cách khắc phục:
- Chăm sóc và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục và bón cân đối các loại phân vô cơ.
- Thoát nước tốt cho vườn hồ tiêu trong mùa mưa và tưới đủ ẩm cho vườn hồ tiêu trong mùa khô.
- Cắt tỉa các nhánh hồ tiêu ở sát mặt đất, bấm ngọn cho tiêu phân cành đều. Khi thấy bệnh xuất hiện, cần thu dọn sạch các tàn dư lá, cành bị bệnh đưa ra xa vườn cây để tiêu hủy. Khi thấy bệnh xuất hiện gây hại khoảng 5% số lá, cành trở lên, cần phải sử dụng một trong các thuốc trừ bệnh gốc hoạt chất như: Propiconazole + Difenoconazole, Copper Oxychlorid, Mancozeb + Metalaxyl,...để phun trừ và phun kép 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày, theo nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc
Nguồn: m-nongnghiep.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình