Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết một số loại Vac-xin ngừa cúm ở gia cầm đang nuôi có hiệu quả cao nhất?
Tìm hiểu Vaccin phòng bệnh cúm gia cầm trong các giải pháp phòng bệnh cúm gia cầm thì giải pháp tiêm ngừa bằng vaccin có thể được xem là hiệu quả nhất.
Các loại vaccine phổ biến hiện nay:
 1. Vaccin của Trung Quốc:
- Vaccin vô hoạt H5N2 (vaccin vô hoạt nhũ dầu): Tên vaccin: Avian Ifluenza vaccine, Inactivated (H5 subtype, N28 strain). Thành phần: Vaccin chứa virus cúm gia cầm chủng A, Chủng phụ H5N2, dòng A/Turkey/England/N28/73. Đối tượng sử dụng: Gà từ 14 ngày tuổi trở lên.
Liều dùng: Gà 14-35 ngày: 0,3ml/con; gà trên 35 ngày tuổi: 0,5ml/con.
Vị trí tiêm phòng: Tiêm cơ ức hoặc dưới da cổ (1/3 phần dưới của cổ).
Quy trình tiêm phòng: Tuổi gà được tiêm phòng đầu tiên là 14 ngày. Mũi 2 cách mũi 1 là 28 ngày, mũi 3 cách mũi 2 là 5 tháng. Vaccin được bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC (ngăn mát tủ lạnh); tránh làm đông đá. Sử dụng vaccin:
Trước khi tiêm phòng phải lắc đều lọ vaccin và làm ấm tự nhiên đến khi vaccin đạt ở nhiệt độ bình thường (20-250C). Sau khi đâm kim, lọ vaccin chỉ sử dụng trong ngày.
Thời gian sử dụng thịt gia cầm: sau khi tiêm phòng 14 ngày.
Quy cách lọ vaccin: Nhãn màu xanh lá cây, 250ml/lọ.
- Vaccin vô hoạt H5N1 (vaccin vô hoạt dạng nhũ dầu): Tên vaccin: Reassortan Avian Influenza virus vaccine, Inactivated (H5N1 Subtype, Re-1 Strain). Thành phần: Vaccin chứa virus cúm gia cầm chủng A, chủng phụ H5N1, dòng A/Harbin/Re-1/2003.
- Đối tượng sử dụng: Vịt từ 14 ngày tuổi trở lên. Liều dùng: Vịt từ 14-35 ngày: 0,5ml/con; vịt trên 35 ngày tuổi: 1ml/con.
Quy trình tiêm phòng: Tuổi vịt được tiêm phòng đầu tiên là 14 ngày.
Mũi 2 cách mũi 1 là 28 ngày, mũi 3 cách mũi 2 là 5 tháng.
Vị trí tiêm phòng, bảo quản, sử dụng vaccin và thời gian sử dụng thịt gia cầm: Giống như vaccin vô hoạt.
Quy cách lọ vaccin: Nhãn màu xanh dương 250ml/lọ.
Lưu ý: Nhãn của vaccin sử dụng cho gà có màu xanh lá cây và vịt có màu xanh dương. Liều vaccin sử dụng ở vịt gấp đôi gà.
2. Vaccin của Hà Lan: 
Tên Vaccin: Nobilis Influenza H5 (vaccin dạng vô hoạt nhũ dầu – nước trong dầu).
Thành phần: Vaccin chứa virus cúm gia cầm chủng A, chủng phụ H5N2, dòng A/chicken/Mexico/232/94/CPA.
Đối tượng sử dụng: Gà ở mọi lứa tuổi: 0,25ml/con. Vị trí tiêm phòng: Dưới da cổ (1/3 phần cuối của cổ).
Quy trình tiêm phòng: Mũi 2 cách mũi 1 từ 4-6 tuần, mũi 3 cách mũi 2 từ 16-18 tuần.
Bảo quản và sử dụng vaccin: Giống vaccin vô hoạt H5N2 của Trung Quốc. Quy cách lọ vaccin: 500ml/lọ.
3. Vaccin của Mỹ: Tên vaccin: Trovac AIV H5 (vaccin đậu – cúm dạng sống, đông khô).
Thành phần: vaccin chứa virus đậu gà sống làm vectơ có mang gen virus cúm gia cầm chủng A, chủng phụ H5N8, dòng A/Turkey/Treland/1378/83.
Đối tượng sử dụng: Gà con 1 ngày tuổi. Liều dùng: 0,2ml/con (lọ vaccin 1.000 liều với 200ml nước pha).
Vị trí tiêm phòng: Dưới da cổ.
Quy trình tiêm phòng: tiêm 1 ngày tuổi tại máy ấp.
Đối với gà đẻ: Tiêm nhắc lại bằng vaccin vô hoạt lúc 6-8 tuần (không tiêm nhắc bằng vaccin Trovac).
Bảo quản vaccin: Vaccin được bảo quản ở 2-70C (ngăn mát tủ lạnh); tránh làm đông đá.
Thời gian sử dụng thịt gia cầm: Sau khi tiêm 21 ngày. Quy cách lọ vaccin: lọ 1.000 liều và 2.000 liều. Vaccin Trovac có:
- Ưu điểm: Tiêm phòng sớm cho gà con 1 ngày tuổi và có thể tiêm đồng thời với các loại vaccin khác. Do vậy, thuận lợi trong quản lý, kiểm soát và giám sát dịch tễ sau tiêm phòng.
- Nhược điểm: Nếu sử dụng trên đàn gà đã chủng vaccin đậu hoặc nhiễm đậu trước đó thì vaccin Trovac không còn hiệu quả.
Hiện nay ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung, bệnh cúm gia cầm chủ yếu thuộc loại virus cúm chủng A, chủng phụ H5N1 nên sử dụng phổ biến là vaccin vô hoạt H5N1 đang có trên thị trường. Theo số liệu điều tra của ngành thú y, đến thời điểm cuối tháng 5-2006 Tiền Giang có 2.221.785 con gia cầm và đã tiêm mũi 1 được 1.589.415 con chiếm tỷ lệ 71,54%.
Do vậy ngành chức năng đang tăng cường tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi tiêm ngừa dịch cúm gia cầm, nhất là tiêm mũi 2 và mũi 3 như quy trình hướng dẫn ở trên, nhằm đảm bảo cho đàn gia cầm của tỉnh được an toàn trước nguy cơ tái dịch rất cao như cảnh báo của cơ quan chức năng trong nước và quốc tế.
 
Nguồn: nong-dan.com
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình