Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Cà chua thường bị một chứng bệnh như sau: khi cây cà chua mới được vài ba lá thì trên lá xuất hiện những đường ngoằn ngoèo, màu trắng bạc nhỏ cỡ 1mm, những đường lớn có khi rộng đến vài mm. Nếu nặng nhiều đường hòa lẫn với nhau thành một mảng lớn làm cho lá bị khô rồi chết. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Làm cách nào để phòng trị chúng?
Triệu chứng xảy ra trên lá cây cà chua ở chỗ bạn là triệu chứng gây hại của dòi đục lá (Liriomyza spp.), có người còn gọi là ruồi đục lá, sâu đục lòn lá hay sâu vẽ bùa... Loài sâu hại này đã phát sinh và gây hại nhiều ở nước ta trong những năm gần đây. Ngoài cây cà chua, còn thấy chúng gây hại trên nhiều loại cây thuộc họ đậu đỗ như đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch, các cây thuộc họ bầu bí như: dưa hấu, dưa leo, bầu, bí, mướp, và cả cà pháo, khoai tây...
Con trưởng thành của chúng là một loại ruồi rất nhỏ (chiều dài cơ thể chỉ trên dưới 2mm), màu nâu đen. Một con cái có thể đẻ hàng trăm quả trứng vào bên trong nhu mô của lá cà chua.
Lúc mới nở ấu trùng có mầu trắng, sau chuyển dần sang màu trắng sữa, vàng nhạt, rồi vàng tươi. Ấu trùng ăn nhu mô của lá cà tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới lớp biểu bì mặt trên của lá (giống như đường đục của sâu vẽ bùa hại trên cây cam, quýt). Ở cuối của các đường hầm này thường có một con ấu trùng dài khoảng 2 - 3 mm.
Đường đục của ấu trùng thường nhỏ bằng sợi chỉ, cũng có khi lớn đến vài mm như các bạn đã thấy. Nếu bị hại nặng những đường đục này sẽ dày đặc tạo thành những đám lớn có mầu trắng xanh hoặc mầu nâu bóng, diện tích đường đục có khi lên tới trên 50% diện tích của phiến lá, làm cho phiến lá bị biến dạng, mép lá uốn cong lên phía trên. Nếu nặng mép lá có thể cuốn lại như một cái ống, mép lá trở khô dần, mất diệp lục, khả năng quang hợp kém khiến cho cây cà chua bị còi cọc, cho năng suất rất thấp.
Dòi đục lá có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây mới được vài lá, thường chúng gây hại nhiều từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, đây là giai đoạn hoạt động quang hợp của lá rất mạnh, vì thế nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì chỉ 5 - 7 ngày sau là cây đã mất sức rất nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất.
Theo nhiều bà con ở vùng chuyên canh rau thì những năm gần đây loài sâu hại này phát triển rất mạnh, chỉ cần sơ ý không kiểm tra ruộng vài ngày là ruộng cà đã có thể bị chúng gây hại tàn tệ.
Để phòng trị dòi đục lá, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Không nên trồng cà chua quá dày để ruộng cà luôn được thông thoáng, hạn chế bớt sự phát triển của sâu.
- Mạnh dạn cắt bỏ những lá đã bị sâu hại nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để diệt sâu non và nhộng đang nằm bên trong, hạn chế bớt mật số dòi ở các lứa sau.
- Trước khi trồng, dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống cà chua, biện pháp này không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới... mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số loài sâu bệnh, trong đó có dòi đục lá.
- Không nên trồng liên tục nhiều năm những loại cây thường bị dòi đục lá gây hại (như đã nói ở phần trên) trên cùng một khu vực. Tốt nhất là sau vài vụ cà chua lại luân canh một vụ với lúa, bắp... để cắt đứt nguồn thức ăn của chúng trên đồng ruộng. Nếu vận động được nhiều người cùng làm trên diện rộng thì biện pháp này sẽ thu được hiệu quả rất cao.
- Phải kiểm tra ruộng cà thường xuyên, nhất là từ khi cây bắt đầu ra nụ hoa để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời, không nên để ruộng bị hại nặng mới can thiệp thì cây rất lâu mới hồi phục được, vì cây cà chua rất dễ mất sức. Về thuốc các bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Ofunack 40EC; o­ncol 25EC; Vibamec 1.8EC; Vetsemex 20EC; Shepatin 18EC…
Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, các bạn nhớ phải tuyệt đối tuân thủ thời gian cách ly của thuốc (có in trên bao bì).
Nếu ruộng cà đã bị dòi gây hại nặng, thì sau khi phun xịt thuốc các bạn nên bón bổ sung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây.
Nguồn: khoahocchonhanong.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình