Hiện tượng như miêu tả ở trên chính là biểu hiện của bệnh gỉ sắt đậu đỏ. Bệnh gây hại trên tất cả các loại đậu rau như đậu trạch, đậu vàng, đậu đũa, đậu bở trong hai vụ đông xuân và hè thuốc.
Bệnh gỉ sắt chủ yếu hại trên lá. Khi phát sinh nặng bệnh hại cả thân và vỏ quả. Dấu hiệu bệnh chính xác như bạn đã mô tả. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt dưới của lá. Còn mặt trên của lá có màu vàng nâu ở chỗ vết bệnh.
Nấm gây ra bệnh gỉ sắt đậu đỏ là Uromyces appendisculatus. Trong điều kiện độ ẩm cao (>90%), nhiệt độ 15 - 25oC nấm phát triển rất tốt. Ở nước ta, nấm bệnh tồn tại ở dạng bào tử. Bào tử này sẽ nảy mầm xâm nhập hình thành ổ bệnh đầu tiên trên đồng ruộng khi gặp điều kiện thích hợp. Bào tử nhờ gió và con người được lan truyền đi xa. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự nảy mầm của bào tử là 16 - 22oC. Vì nấm bệnh phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, nên sương đem và sương mù có tư duy tốt đối với sự phát sinh phát triển gây hại của bệnh.
Trên đậu đỗ vụ đông xuân, bệnh thường gây hại từ tháng 1 - 4, nặng nhất là vào tháng 3 đến giữa tháng 4. Trong các loại đậu rau thì đậu bở, đậu trách bị hại nặng hơn đậu vàng. Thường thì các lá phía dưới bị hại nặng hơn các lá phía trên và là gần ngọn. Có thể có nhiều điểm bệnh trên một lá. Nếu bệnh nặng, vết bệnh dày đặc màu nâu vàng làm khô và rụng lá, cây cằn cỗi không phát triển được, nhanh tàn, năng suất giảm.
Để phòng trừ ta làm như sau:
- Tìm chọn và gieo trồng các giống chống chịu bệnh là biện pháp có hiệu quả nhất.
- Phải có chế độ luân canh đậu đỗ với các cây rau khác, tỉa bỏ bớt các lá già, đảm bảo độ thoáng cho cây.
- Không trồng đậu quá dày. Làm luống cao để cây dễ thoát nước.
- Kiểm tra và làm cỏ đồng ruộng thường xuyên. Kết hợp theo dõi dự báo thời tiết. Cần kịp thời phun thuốc phòng trừ bệnh khi thấy có điểm bệnh và trời âm u, ẩm ướt, nồm, mưa phùn hoặc có sương mù.
|