Đăng nhập
TRANG CHỦ
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-
Giống Nông nghiệp
- Kỹ thuật trồng trọt
+
Cây Hồ tiêu
+
Cây Cà phê
+
Cây Cao su
+
Cây lúa
+
Cây ngô
+
Cây khoai
+
Cây sắn
+
Cây mía
+
Cây ăn quả
+
Các loài cây họ đậu
+
Cây rau
+
Cây thuốc
+
Cây hoa, cây cảnh
-
Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-
Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-
Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-
Thế giới Động vật
-
Thực Vật
- Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
+
Kỹ thuật nuôi gà
+
Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
+
Kỹ thuật nuôi bồ câu
- Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
+
Kỹ thuật nuôi trâu, bò
+
Kỹ thuật nuôi lợn
+
Kỹ thuật nuôi thỏ
+
Kỹ thuật nuôi gia súc khác
- Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
+
Cá rô phi
+
Cá trắm
+
Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
+
Kỹ thuật nuôi lươn
-
Công nghệ Nông thôn
-
Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin cho biết cây cà rốt cần được bón phân như thế nào để cho hiệu quả kinh tế cao?
Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối; hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn; không nên phun các chất kích thích sinh trưởng.
* Lượng phân bón:
- Sử dụng phân chuồng, phân gà, phân bắc đã ủ mục; liều lượng từ: 4-6 tấn/ha hoặc 1,5 – 2,2 tạ/sào; có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh;
- Phân lân (supe Lâm Thao): 25-30 kg/sào;
- Phân đạm urê (40%): 6-8 kg/sào;
- Phân ka ly (60%): 5-6 kg/sào.
Có thể dùng phân NPK để bón thay thế cho phân đơn song phải tính toán sao cho từng giai đoạn với tỷ lệ NPK cho phù hợp.
* Cách bón:
- Trộn toàn bộ phân chuồng ủ mục hoặc phân vi sinh với phân lân supe Lâm Thao rồi đem bón lót bằng cách rắc đều trên mặt luống, nếu lượng phân ít có thể chỉ rắc theo 3 đường kẻ trên mặt luống;
- Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); sử dụng phân đạm từ 1-1,5 kg/sào; hòa đạm loãng vào nước rồi tưới đều cho cây (tưới bằng doa);
- Bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón đạm ure với lượng 2kg/sào;
- Bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (rễ đã phát triển to bằng que đan); bón đạm urê: 3 kg/sào; ka ly: 2- 3 kg/sào (tưới đạm, kaly riêng);
- Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành; bón ka ly từ: 3-4 kg/sào. Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng đạm bón cho phù hợp hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm. Nếu thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.
Nguồn:
khoahocchonhanong.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình