Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Cà chua trồng trên một thửa ruộng nhưng chỉ có duy nhất một hàng cà chua là bị bệnh, còn các hàng khác thì vẫn phát triển bình thường. Biểu hiện của bệnh cà chua đó như sau: quan sát thì rễ cà chua vẫn khỏe, không có hiện tượng héo rễ, cây cà chua bị héo lá từ ngọn xuống thân cây, trong khi cây cà chua vẫn còn xanh, quan sát thân cây chỗ bị héo lá thì có màu nâu. Xin hỏi đó là bệnh gì, và cách phòng hiện tại, vì cà chua đang bắt đầu ra hoa để kết quả?
Đó là bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solania và cũng có thể do nấm Fusarium hoặc Phytopphthora tấn công. Tấn công vào phần gốc, rễ làm tắt mạch dẫn. Tắt mạch dẫn bên nào bên đó có màu nâu, có khi héo một bên theo mạch dẫn.
Nếu bệnh gây hại ở giai đoạn non thì thường làm cho toàn bộ lá héo rũ rất nhanh dẫn đến cây cà chua bị chết. Nếu cây lớn thì ngọn lá sẽ bị héo rũ trước, có thể một cành hoặc một nhánh nhỏ rồi lan toàn bộ cây dẫn đến cây chết.
Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm ướt hoặc những ruộng đã trồng các cây họ cà (cà chua, cà tím...); họ đậu( đậu cove....) ở những vụ trước.
* Cách nhận biết:
- Cắt một đoạn thân màu nâu bị bệnh trên cây cà chua nếu dùng tay bóp mạnh thì sẽ có dịch nhầy màu trắng sữa hoặc lấy đoạn thân trên ngâm trong nước thì sẽ có những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.
Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
* Biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà, đậu đỗ hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.
- Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút.
- Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
- Nhổ bỏ triệt để cây bị bệnh, gom lại đem đốt. xử lý vôi bột vào vùng đất bị bệnh. Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe: khi tỉa cành, thu hái, khoanh vùng để tránh tình  trạng nguồn bệnh di chuyển theo nước. Tưới nước ở mức tối thiểu.
*Biện pháp hóa học:
Chỉ có phòng bằng nhóm thuốc có gốc đồng sẽ hiệu quả  (thuốc gốc đồng không được trộn phun chung với các thuốc khác) hoặc dùng Ridomil Gold phối trộn với Score (cách dùng: 50gRidomil Gold +10ml Score/16 lít)  để phun phòng các rãnh còn lại.
Trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP, Kasumin 2L… có thể hạn chế được bệnh.
* Lưu ý: khi sử dụng các loại thuốc trên nên theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Nguồn: khuyennongpy.org.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình