Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây hoa, cây cảnh
Vụ trước, nhiều rò (luống) hoa cúc trong vườn bị héo xanh, héo vàng. Vụ này trồng lại hoa cúc đã xử lý đất, để đất nghỉ nửa tháng nhưng khi trồng ở giai đoạn hình thành nụ vẫn thấy có hiện tượng lá bị héo vào buổi trưa nắng, nhiều cây thấy rễ bị thối đen dần, lá vàng? Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?
Triệu chứng như đã nêu chứng tỏ vườn hoa cúc bị bệnh héo xanh và héo vàng. Đây là 2 loại bệnh mà nông dân trồng hoa cúc hiện nay thường gặp và lo ngại vì không có thuốc đặc trị, hiệu quả phòng trừ rất thấp. Cây thường bị bệnh vào giai đoạn 45 - 55 ngày sau trồng, một số giống bị nặng như cúc thọ, thạch bích, saphia. Vụ trước, vườn hoa cúc đã bị bệnh, tức là có nguồn bệnh tồn dư trong vườn, đáng ra phải luân canh cây khác họ trong một thời gian để nguồn bệnh không có ký chủ. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục trồng lại, mặc dù đã có xử lý đất nhưng không triệt để nên nấm bệnh vẫn tồn tại.
Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum): do nấm Fusarium oxysporum gây ra, triệu chứng của bệnh này rất giống bệnh héo xanh (nấm có sợi tơ hồng), ban đầu bộ lá bị héo một bên trước, lá chuyển từ màu vàng sang màu nâu nhạt, cây sinh trưởng còi cọc. Bệnh này dễ phát hiện ở giai đoạn đầu, khi cắt thân hoa có màu nâu, đen một bên thân.
Bệnh héo xanh (Erwinia chrysanthemi): Triệu chứng đầu tiên là một phần của cây sẽ bị héo rũ, có thể một hoặc hai nhánh héo trước sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo gục và chết. Khi gặp điều kiện thuận lợi, toàn bộ phần bó mạch của thân cây sẽ bị mất màu chuyển sang màu nâu đậm.
Đối với 2 bệnh trên chú ý phòng là chính, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Vệ sinh tàn dư thực vật sạch trước khi cày bừa, cải tạo đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ phát triển tối ưu, không tưới nước lúc trời nắng nóng.
- Xử lý đất là biện pháp phòng có hiệu quả nhất, cụ thể: Đối với cây giống: giá thể để cắm cây giống phải sạch; với vườn sản xuất áp dụng một số phương pháp xử lý như sau:
* Xử lý đất bằng xông hơi sinh học: Xông hơi sinh học bằng hỗn hợp phân bò 20-25 tấn/ha + vôi bột 1-1,5 tấn/ha + thuốc Saponin (30kg/ha) + Trichoderma spp. (80kg/ha). Xông hơi sinh học bằng phân bò huoai 20-25 tấn/ha + vôi bột 1-1,5 tấn/ha + thuốc Ethoprophos (20kg/ha) + thuốc Iprodione (0,4kg/ha).
Phương pháp xử lý: Làm nhỏ đất, vôi, phân bò, (Ethoprophos + Iprodione) trộn đất bột rải đều bề mặt ruộng, cày đều đất mặt, tưới ẩm, phủ nylon kín bề mặt đất trong 7 ngày.
* Xử lý bằng khử trùng nhiệt: (hiện nay Công ty Hasfarm đang áp dụng, tuy nhiên cần dụng cụ, cồng kềnh nên nông dân khó thực hiện)
* Xử lý bằng xông hơi hóa chất: Xử lý bằng hoạt chất Dazomet (min 98%) (Basamid Granular 97MG)  để phòng trừ: chi phí khoảng 7- 8 triệu/sào (khoảng 60 kg (2 bao)).
Chú ý: Tuyệt đối không xử lý bằng Methyl brommid đã bị cấm.
Nguồn: khuyennong.lamdong.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình