Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây hoa, cây cảnh
Thấy trên lá hoa cúc bị rỉ sắt rất. Đang dùng thuốc Anvil. Xin hướng dẫn thêm cách xử lý?
Triệu chứng bệnh mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, bệnh nặng các chấm nhỏ liên kết lại thành đám lớn có màu nâu đỏ. Vết bệnh xuất hiện ở cả mặt dưới lá, chồi non, cuống lá, đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp lại. Nếu không chữa kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá, làm cho cây cháy lá, lá vàng, rụng sớm làm giảm hiệu suất quang hợp của cây và thẩm mỹ cành hoa.
Nguyên nhân gây bệnh:
Do nấm Puccinia Chrysanthemi gây ra. Bào tử nấm lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại, khi gặp điều kiện ẩm độ cao nhiệt độ thích hợp (18-210C), bệnh phát triển mạnh.
Đối với cây hoa cúc bị bệnh gỉ sắt, gia đình chị đã dùng thuốc Anvil là đúng, đây cũng là một loại thuốc có thể phòng trừ bệnh này. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu quả phòng trừ anh cần chú ý:
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
- Chọn giống sạch bệnh.
- Trồng đúng mật độ (mật độ cao, vườn ẩm bệnh nhiều): mật độ cúc đơn 55.000 - 60.000 cây/1.000m2 (12x14cm); cúc chùm 45.000 - 50.000 cây/1.000m2 (12x16cm).
- Không tưới nước vào buổi chiều… tạo ẩm ban đêm, sáng gặp nắng nóng, điều kiện cho bệnh phát triển.
- Luân phiên thuốc, phối trộn các loại thuốc để nâng cao hiệu quả phòng trừ như: Giai đoạn cây chưa có nụ lớn: kết hợp thuốc gốc Zn làm dày lá như (Zinep, Mancozeb,...) + thuốc đặc trị bệnh (Anvil, Daconil, Tutola 2,0 AS, Sea&Sea 12 WP). Giai đoạn có nụ to: chỉ dùng các loại thuốc đặc trị như trên để lá không bị bám ảnh hưởng chất lượng cành hoa.
Nguồn: khuyennong.lamdong.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình