Tỷ lệ của các thành phần trong đất phải như thế nào thì tốt cho cây trồng?
Đất nước hình thành chủ yếu từ đá trầm tích. Đất được cấu tạo bởi 3 thành phần: rắn, lỏng và khí. Loại đất trồng lý tưởng cần có tỷ lệ của 3 thành phần này như sau: 50% thành phần rắn (trong đó có 45% là vật liệu khoáng gồm sát thịt cát và 5% còn lại là chất hữu cơ), 25% thành phần lỏng (nước trong đất) và 25% thành phần khí. Nói chung, đất cần có độ xốp khoảng 50% trong đó, nước và khí cùng tỷ lệ bằng nhau là 25%. Đặc biệt, chất hữu cơ là thành phần quan trọng vì nó góp phần cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và sinh vạt sống trong đất (chủ yếu: N, P, S và nguyên tố vi lượng).
Thế nào là sự khác nhau giữa đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân loại các mức độ phèn (như: phèn nặng, phèn cạn,..)?
Đất phèn tiềm tàng là loại đất có chứa vật liệu sinh phèn trong đất (thường được gọi là pyrite) và vật liệu này nằm dưới mực thủy cấp. Ngược lại, đất phèn hoạt động là loại đất có tầng phèn (thường được gọi là tầng jarosite có màu vàng rơm, sản phẩm của sự oxy hóa vật liệu sinh phèn) trong đất. Các nhà khoa học dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện 2 loại hình tầng đất này để phân loại đất phèn. Một cách khái quát 2 vật liệu này càng xuất hiện gần mặt đất thì mức độ ảnh hưởng của nó càng lớn, nên được phân hạng phèn càng nặng cũng như khả năng chua hóa càng cao.
Có bao nhiêu nguyên nhân làm cho đất bị chua, phân biệt đất chua và đất phèn?
Có 5 nguyên nhân chính làm cho đất bị chua: Một do chất chua từ sự phân hủy chất hữu cơ, hai do cây trồng hấp thu nhiều nguyên tố có tính kiềm (do đó cần phải trả lại cho đất thành phần phụ của cây trồng sau vụ mùa để tránh làm cho đất có nguy cơ bị chua lâu dài), ba do sự oxy hóa hoặc khoáng hóa các hợp chất đạm dạng hữu cơ (bao gồm việc bón các dạng phân đạm có tính chua hoặc đạm dạng ammon cũng như các dạng phân có tính chua khác), bốn do sự ngưng đọng acid từ khí quyển (hiện tượng mưa acid ở các quốc gia phát triển hay những vùng gần nhà máy công nghiệp, thường là: acid sulfuric và acid nitric) và năm là do sự oxy hóa vật liệu sinh phèn. Nguyên nhân sau cùng này làm đất bị chua và thường được gọi là đất phèn.
Tại sao đất đai bị “bạc màu”?
Khi chất lượng đất đai bị suy thoái, mất dần chức năng sinh học cũng như khả năng sản xuất ngày càng trở nên kém, thì vùng đất đai đó bị bạc màu. Hiện nay, có hai nguyên nhân chính gây ra bạc màu đất: một là do các tiến trình tự nhiên trong thiên nhiên (thường tiến trình này làm đất bị bạc màu chậm hơn) và hai là do tác động của con người (thông qua cánh tác, công trình và các hoạt động khác có liên quan đến đất đai). Nguyên nhân thứ hai được đánh giá là quan trọng nhất, vì nó làm cho đất đai bị bạc màu nhanh hơn và trên qui mô rộng lớn hơn.
Có bao nhiêu loại bạc màu đất phân biệt?
Có 3 loại bạc màu đất được phân biệt:
(1) Bạc màu lý học (các đặc tính vật lý của đất bị suy thoái): bao gồm các kiểu hình như sau: nén dẽ, đất mặt khô cứng, xói mòn và kết von.
(2) Bạc màu hóa học (do sự dư thừa hoặc thiếu các nguyên tố háo học trong đất): bao gồm các kiểu hình như: kiệt màu, acid hóa, kiềm hóa, tích tụ hợp chất độc.
(3) Bạc màu sinh học (do sự mất đi quần thể vì sinh vật có ý nghĩa trong đất): bao gồm các kiểu hình như sau: Mất chất hữu cơ và giảm dần quần thể sinh vật trong đất.
Nguyên nhân làm đất đai bị kiệt dưỡng chất và đánh giá mức độ phì nhiêu đất như thế nào?
a. Các nguyên nhân chính làm cho đất ngày càng nghèo kiệt dưỡng chất là do: (1) sử dụng đất không thích hợp, (2) tăng vòng quay của đất (nhiều vụ canh tác trong năm) nhưng không có biện pháp bồi dưỡng độ phì của đất (bón phân đặc biệt là bón phân hữu cơ, làm đất,..), (3) do đất được hình thành từ vật liệu trầm tích nghèo dưỡng chất (như đất phù sa cổ) và (4) do đất bị rửa trôi mạnh (các nguyên tố kiểm thường dễ bị rửa trôi hơn).
b. Có 2 dạng độ phì nhiêu đất được phân biệt: (1) độ phì hiện tại (dạng này được đánh giá qua hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng (như: Cu, Zn, Fe, B,…) và đa lượng (thí dụ: N, P, K, Ca, Mg, S,..) và (2) độ phì tiềm năng (dạng này được đánh giá chủ yếu dựa vào thành phần khoáng của chất đất (thành phần vô cơ và hữu cơ).
Vì sao bón phân không cân đối hoặc chỉ bón phân hóa học sẽ làm cho hoạt tính của đất ngày càng giảm (đất bị chai)?
Việc bón phân không cân đối, thí dụ như: phân đạm (hoặc các dạng phân đơn khác), đây là loại phân thường được nhà nông ưa chọn và thích bón trên đồng rộng trong mọi tình trạng đất đai, tập quán sử dụng này sẽ làm cho cây trồng phải hấp thu thêm các dưỡng chất khác có được trong thành phần cấu tạo của phiến sét (nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển cấu trúc đất) và như vậy kết cấu của đất sẽ bị phá vỡ làm cho đất bị dẽ chặt lại (độ xốp giảm), đất bị chai đi. Và như vậy, các hạt đất không có điều kiện để trao đổi, hấp thu các dưỡng chất được cung cấp từ bên ngoài hoặc sự di chuyển dưỡng chất từ các tầng đất khác trong đất. Nó một cách khác, đất bị mất hoạt tính và trở nên cằn cỗi.
Các nguyên nhân làm cho đất bị nén dẽ (mất cấu trấu và độ xốp thất thấp) ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, biện pháp nào có thể khắc phục?
a. Các nguyên nhân sau đây có thể làm cho đất bị nén dẽ: (1) bỏ đất trống thời gian dài, (2) cơ giới hóa không thích hợp (máy có áp lực nén quá lớn hoặc điều kiện làm việc trên đồng rộng không thuận hợp, (đất chưa thuần thục, có độ cứng kém), (3) cày xới trong điều kiện đất vừa ẩm độ đất không thích hợp (đất quá ướt), (4) đào đắp đất và (5) đất bị kiềm hóa.
b. Để góp phần cải tạo và phát triển cấu trúc đất (tăng độ xốp của đất), chúng ta nên thực hiện các công việc như sau: (1) không nên bỏ đất trống quá 2 vụ trồng, (2) cày sâu trong điều kiện đất vừa ẩm, chỉ áp dụng cơ giới hóa trên những vùng đất các vùng đất bị úng và (4) bón thạch cao (CaSO4) cho những vùng đất đai có nguy cơ hoặc đã bị kiểm hóa, sử dụng phân bón cân đối, chú ý sử dụng phân hữu cơ.
|