Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Sử dụng phân bón hợp lý cho cây lúa trên từng loại đất và trong từng giai đoạn?

Trên đất phèn như thế nào?

Đất phèn giàu chất hữu cơ nhưng rất nghèo dưỡng chất nhất là chất lân, chất đạm. Vì thế cần phải cung cấp đủ nhu cầu cho cây lúa mới đạt năng suất. Trên đất phèn nặng, bón phân N tính theo lượng nguyên chất từ 50-80 kg N trong 1 ha (110 kg – 170 kg Urê), phân lân tính theo lượng nguyên chất là 60 kg P2O5/ha (tương đương 375 kg super lân hoặc lân nung chảy Long Thành) và K không cần thiết phải bón hoặc bón với lượng rất ít. Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây lúa chết, hoặc giảm năng suất. Trong đất phèn lượng Ca và Mg rất thiế, vì thế nên bón thêm phân vôi với liều lượng từ 500 kg – 1 tấn vôi cho một ha.

Trên đất phèn trung bình và đất phèn nhẹ, lượng phân đạm cần bón cao hơn, phân lân có thể bằng hoặc thấp hơn, nên cung cấp một ít kali. Cụ thể lượng phân bón cho 1 ha như sau: 100 kg N nguyên chất (220 kg urê), 30-45 kg P2O5 (187 kg – 280 kg super lân), 10-15 kg K2O (20-25 kg KCl), nên bón bổ sung phân vôi.

Để canh tác lúa trên đất phèn có hiệu quả phải áp dụng các biện pháp:

Trước khi gieo sạ lúa, đất phải được rửa bớt chất chua và các chất gây độc như sắt, nhôm, mangan bằng cách cho nước vào ruộng ngâm khoảng một ngày sau đó tháo cạn nước.

Trong ruộng nên đào những rãnh nhỏ gọi là mương phèn để trong thời gian canh tác vẫn tiếp tục rửa phèn. Cứ cách khoảng 30 m đào một rãnh.

Sau khi gieo sạ khoảng một tháng trước khi bón phân nên để khô nước trong thời gian 1-2 ngày để tránh đất bị ngập nước liên tục dễ gây độc cho lúa. Có thể tháo cạn nước như trên thêm một lần nữa trong thời gian sinh trưởng của lúa.

Trong canh tác lúa?

Hiện nay có thể bón phân đạm theo kỹ thuật so màu lá lúa. Tuy nhiên cần có bảng so màu có chất lượng và màu tốt, và như vậy phải bón nhiều lần. Trong trường hợp có sự tương tác giữa các dưỡng chất hoặc thiếu hay thừa một vài dưỡng chất nào đó ngoài chất đạm, lá lúa cũng thể hiện màu sắc vàng nhạt hoặc xanh đậm do giảm hoặc tăng diệp lục tố. Như vậy sử dụng bảng so màu sẽ trở nên phức tạp, cần phải chú ý cung cấp đầy đủ các dưỡng chất khác.

Qua tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bón phân cho lúa cao sản ngắn ngày cần bón ba lần. Cụ thể như sau: lúc 7 ngày sau sạ, lúc 3 tuần sau sạ (giai đoạn lúa bắt đầu đâm chồi tích cực), lúc 45-50 ngày sau sạ, lúc lúa làm đòng (giai đoạn tượng khối sơ khởi). Hai giai đoạn cuối này cung cấp đủ dưỡng chất rất quan trọng để giúp đạt năng xuất cao. Lúc 7 ngày sau sạ, lúa còn nhỏ, bộ rễ phát triển kém, bón phân N lượng nhỏ để tăng hiệu quả sử dụng, tránh sự mất N. Tương tự đối với K, lúa hấp thu K mạnh vào 2 giai đoạn sau, phân K cần được bón đáp ứng nhu cầu này. Đối với lân cần được cung cấp sớm, mặt khác lân bón vào đất được cung cấp từ từ cho lúa.

Đối với lúa mùa, thời gian sinh trưởng dài hơn, thời kỳ bón phân cũng trên cơ sở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng là đâm chồi tích cực và tượng khối sơ khởi, cần đáp ứng đủ dưỡng chất.

Trên đất phù sa như thế nào?

Đất phù sa có độ phì nhiêu cao, tiềm năng cho năng suất cao vì thế nhu cầu dưỡng chất cho lúa cũng cao. Phân N là phân cần thiết nhất giúp năng suất lúa gia tăng. Nhờ vào sự bồi đắp phù sa hằng năm nên hàm lượng lân và kali trong đất khá, không cần thếit sử dụng nhiều phân bón.

Qua tổng kết nhiều thí nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, lượng N cần thiết để đạt năng suáât cao từ 80-100 kg N nguyên chất/ha (170-220 kg urê), phân lân chỉ cần bón 20-30 kg P2O5 (120-180 kg super lân hoặc lân nung chảy Long Thành). Có thể chỉ bón phân lân cách vụ không cần bón hằng vụ. Phân kali bón từ 15-20 kg K2O/ ha (25-30 kg KCL).

Lúa sau khi trổ?

Cung cấp đủ dưỡng chất N, P, K trước khi lúa trổ là đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của lúa. Sau khi lúa trổ bón thêm N làm tăng số chồi vô hiệu và có thể tăng phần tram hạt lép. Phân bón lá thường có thêm một số nguyên tố vi lượng bên cạnh N, P, K. Đất lúa đồng bằng sông Cửu Long cung cấp đủ nguyên tố vi lượng cho lúa nên không giúp gia tăng năng suất lúa khi bón thêm các nguyên tố này.

Để chi phí sản xuất thấp lợi nhuận được cao hơn trong canh tác lúa, không nên sử dụng thêm phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng, nhất là phun phân bón này vào giai đoạn sau khi lúa trổ. 

Trên đất cát?

Đất cát là đất có tỉ lệ cát cao, khoáng sét ít vì thế đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ dưỡng rất kém. Điều này có nghĩa là dưỡng chất trong đất thấp, đồng thời bón phân rất dễ bị rửa trôi nhất là N và K. Năng suất không thể đạt cao như các biểu loại đất phù sa giàu dưỡng chất dù bón lượng phân cao. Bón phân cho lúa cần có nhiều N và K hơn so với đất phù sa. Lượng phân N bón 120 kg N nguyên chất (260 kg urê), K bón từ 30-40 kg K2O cho 1 ha (50-75 kg KCL), bón phân lân 20-30 kg P2O5/ ha (120-180 kg super lân).

Đối với cây trồng cạn như đậu phộng, đậu nành, hành tỏi nên sử dụng dạng phân 16-16-8-13S. Mặt khác nên sử dụng thêm phân hữu cơ để cải thiện được tính chất vật lý bất lợi của đất cát, giúp tăng khả năng giữ nước và phân bón của đất. Ngoài ra, chất hữu cơ còn cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, nhất là các vi lượng

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình