Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Hiện nay có một số gia đình trồng dưa lê Phụng Tiên. Vậy xin hỏi quy trình trồng và chăm sóc giống dưa này như thế nào, thu hoạch ra sao?
Đặc tính giống dưa:
Dưa lê Phụng tiên 1846: Quả hình cầu, vỏ màu vàng xanh và vân lưới, nặng từ 0,8 – 1,2 kg. Khi chín màu ruột chuyển sang xanh nhạt, mềm và có độ đường từ 13 – 16o Brix. Có thể thu hoạch 30 – 35 ngày sau thụ phấn.
* Giống dưa Phụng Tiên 1846 do Công ty giống cây trồng Nông Hữu cung ứng
Kỹ thuật canh tác
1. Thời vụ trồng: 
Thích hợp nhất là vụ Đông Xuân và Xuân Hè 
2. Chuẩn bị đất trồng: 
Đất trồng cần thoát nước tốt, tưới nước thuận lợi, có tầng đất mặt dày, loại đất cát hoặc đất cát pha có chứa nhiều chất hữu cơ. Đất có độ pH 6 – 6,8 là thích hợp nhất. Đất trồng dưa trước đó phải luân canh với lúa nước hoặc đậu, bắp (không luân canh với họ bầu bí như: dưa leo, khổ qua, bầu bí…)
Đất phải cày bừa tơi xốp, bón vôi 100 % cả vụ vào 10-15 ngày trước khi bón lót. Lượng vôi: nhìn chung đất Miền trung thường chua, nên bón 30-40 kg/sào (500m2). Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân HCSH Sông Gianh + 40-50% lượng phân hóa học cho cả vụ + Nitrat Can xi 5 -6 kg
Lên luống rộng 0,6-0,8 m, cao 30-40 cm, khoảng cách giữa 2 mương là 4,5 - 5m, mương rộng 0,4 – 0,5m. Trải bạt Platic lên luống (cuộn bạt dài 400m x 1,2-1,4m dùng cho 1000m2) nhằm giảm bốc thoát nước, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Đục lỗ bạt nhựa đường kính 7-8 cm, ở vị trí cao 2/3 so với chiều cao của luống. Cây x cây: 45-50 cm
3. Chuẩn bị hạt giống và cây con: Để trồng 500m2 cần khoảng 20g hạt giống
a. Xử lý-ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt giống trong dung dịch thuốc ViBen-C hoặc Topsin M. Pha thuốc trong nước theo tỷ lệ 1/1000 (1 gr/1 lít nước), thời gian: 15-30 phút. Vớt hạt ra, rửa sạch cho hết nhớt, bọc trong khăn sạch đêm phơi nắng khoảng 15-30 phút để cho hấp thụ nhiệt cho đến vừa ấm. Ngâm trong nước ấm 34-35oC (tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh) 4 – 6 giờ. Vớt hạt ra, rửa sạch cho hết nhớt. Bọc vào khăn ẩm, sạch gói lại, cho vào bao nilon ủ nơi ấm (nhiệt độ thích hợp 28-30oC) trong 24-36 giờ (nếu không đủ ẩm và ấm hạt có thể nhú sau 36-48 giờ)
b.Gieo hạt:
- Gieo vào bầu: có thể làm bằng lá chuối hoặc lá dừa có đường kính 5-7 cm, chiều cao 8-10 cm. Nếu dùng bao ni lon phải khoét lỗ tránh đọng nước. Dùng đất vào bầu được trộn giữa: Đất - tro trấu - phân chuồng hoai mục - lân (super) theo tỷ lệ: 3-1-1-0,5. Không dùng tro mới.
Đặt hạt nằm ngang hoặc nằm nghiêng một góc 45o, sâu 1cm (chú ý phần nhú mầm quay xuống đất). Khi cây có 1-2 lá nhám (khoảng 6-8 ngày sau gieo) đem trồng ngoài đồng.
- Gieo thẳng: khi có điều kiện thời tiết, độ ẩm thuận lợi, đất bằng phẳng tơi xốp thì có thể gieo hạt đã nảy mầm lên luống trồng .
Dù gieo bầu hay gieo thẳng cũng phải dự phòng 10-15% cây con trong bầu để dặm 
4. Phân bón:
Lượng phân bón tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất. Đất cát, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng lượng phân bón phải nhiều hơn.
Lượng phân bón cho 500 m2 như sau: (tham khảo)
+ Phân chuồng hoai mục: 500-1000 kg + Lân HCSH: 40-60 kg + Bao hạt vàng: 10 – 15 kg.
+ NPK: 28 - 30kg + Ure: 5-6 kg + Kali : 5 kg
- Bón lót: 100% phân chuồng + 40-60 kg HCSH + 20 kg NPK 12:11:18 (phân xanh Đức) + 10 kg bao hạt vàng.
- Thúc lần 1 (khi dưa khi dưa bò ngọn 20-30 cm): 8 - 10 kg NPK 12:11:18 (phân xanh Đức) + 1,5-2 kg Kali + 5 kg bao hạt vàng.
- Thúc lần 2 (sau khi khi thụ phấn 7-10 ngày): 2,5 -3 kg Ure + 2 kg Kali
- Thúc lần 3 (sau khi thúc lần 2 : 4-5 ngày): 2,5 kg Ure + 1-1,5 kg Kali 
* Tùy theo tính chất đất đai của từng vùng mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
* Sau khi trồng lúc cây còn nhỏ, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây có thể ngâm DAP (18-46) pha loãng tưới để thúc đẩy sinh trưởngcủa cây.
* Ngoài những lần bón thúc chính thức nên phối hợp phân bón lá phun 7-10 ngày/lần. Bắt đầu phun khi cây có 4-5 lá thật và ngừng phun trước khi thu hoạch 10-15 ngày.
5. Tưới nước
Dưa chịu hạn, sợ úng, tuy vậy trồng dưa phải tưới nước, việc điều tiết nước rất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và chất lượng quả. Ở giai đoạn cây cần nhiều nước nhất là lúc ra hoa, kết trái, nuôi trái nên tưới đủ nước (dùng phương pháp tưới thấm). Đối với những giống dưa vỏ trái có dạng lưới, chờ khi vỏ trái xuất hiện vân lưới (sau khi đậu trái khoảng 20 ngày) thì phải giữ cho mặt đất khô ráo để tránh cho trái bị thối hoặc bị nứt. Thời gian trái chín cũng phải giữ cho đất khô ráo, như vậy trái mới đạt chất lượng tốt.
6. Tỉa nhánh, thụ phấn, chọn trái:
Bấm ngọn lần đầu tiên lúc cây con vừa ra 4-5 lá thật.
Sau 7 ngày chừa lại 2 nhánh, các nhánh còn lại ngắt bỏ sớm.
Tỉa chồi ra ở nách lá từ lá thứ 1 đến lá thứ 5 trên nhánh con.
Nhánh từ nách lá thứ 6 - 9 bắt đầu để trái, mỗi nhánh chỉ để 1 trái.
Nhánh cháu sau khi đậu trái chừa 1 lá bấm ngọn nhánh. Mỗi nhánh con chỉ để nuôi 1 trái.
Thụ phấn bổ sung:Trong thời gian chọn trái nên tiến hành thụ phấn bổ sung vào sáng sớm (7-9 giờ). 
Nên kê lót trái để trái lớn đều, màu vỏ đẹp và hạn chế thối trái, sâu ăn tạp (cạp vỏ). 
Có điều kiện nên cắm cọc treo trái. Cọc cao 30-35 cm, cọc cách gốc dưa khoảng 40 - 50 cm, lấy dây kẽm hoặc dây nilon loại lớn căng trên đỉnh cọc. Lấy dây nilon móc cuống trái vào.
7. Phòng trừ sâu bệnh: 
Chú ý các đối tượng gây hại chính : 
- Sâu ăn tạp, sâu xanh: sử dụng Delfin, Match, Success, Vertimec, …
- Bọ trỉ, rầy, rệp: sử dụng: Confidor, Regent, Admire,…
- Bệnh héo cây con: Sử dụng Moncerene 250SC, Anvil 5SG,Validacin 3-5SL…
- Thán thư, Sương mai: sử dụng: Daconil50-75WP, Ridomil 68-72WP, TopsinM, Poliram 80DF, ThanM, Bavistin 50FL…
- Héo rũ tái xanh: Phòng bệnh: Luân canh, bón vôi, tiêu diệt nguồn bệnh.
Tưới và phun: Kasumin 2L, Staner 20 wp, Phytoxyl -VS,…
8.Thu hoạch:
Ngưng tưới nước 7 ngày trước khi thu hoạch. Thu hoạch khi trái đã lên màu chuẩn hoặc lưới đều, tua đã khô ngọn, thường thu hoạch 30 – 35 ngày sau thụ phấn. Thời gian thích hợp thu hoạch là lúc xế chiều.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình