Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi Dê và cừu, con nào dễ nuôi hơn? Nuôi dê kết hợp nuôi cừu được không?
Cùng phân họ dê cừu nên cừu gần gũi với dê về nhiều mặt. Cừu giống dê về độ lớn, đặc điểm vành răng, tuổi thọ, thời gian mang thai, hình thái chung của bộ da lông và một số đặc điểm khác... Song cừu cũng có những đặc điểm khác dê, không chỉ ở thể hình, tập tính "dê nghịch, cừu hiền", mà còn khác nhau về cấu tạo thể chất bên trong (dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể)...
Hình dáng và cặp sừng cừu khác dê, trán cừu phẳng hơn, xương mũi lồi ra, cừu có hố nước mắt, mõm của cừu và dê đều mỏng, môi hoạt động, răng cửa sắc, nhờ đó chúng có thể gặm được cỏ mọc thấp và bứt được những lá thân cây mềm mại, hợp khẩu vị trên cao để ăn. Cừu khác hẳn dê về tiếng kêu và tập tính. Cừu có thói quen đi kiếm ăn theo bầy đàn, tạo thành nhóm lớn trên đồng cỏ, dê lại ưa những vách núi cao, khô ráo, ưa các loại thức ăn cành lá và không theo bầy đàn. Lông cừu khác lông dê về độ mịn và mật độ lông. Trong da cừu có nhiều tuyến mồ hôi và tuyến mỡ hơn dê. Bởi thế cừu bài tiết mồ hôi nhiều hơn và các cơ quan hô hấp tham gia tích cực hơn vào quá trình điều tiết nhiệt.
Tuổi thành thục: Cừu 6 – 7 tháng, dê 7 – 8 tháng. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thành thục tính dục sẽ sớm hơn.Chu kỳ động dục, thời gian động đực và rụng trứng: Ở cừu chu kỳ động dục 16 – 17 ngày, thời gian động đực 26 – 30 giờ, thời điểm rụng trứng 24 – 30 giờ (tính từ khi bắt đầu động đực). Ở dê chu kỳ động dục 20 – 22 ngày, thời gian động đực 30 – 40 giờ, thời điểm rụng trứng 30 – 36 giờ.
Tất cả những điều đó cho thấy, cừu hiền lành và dễ nuôi hơn so với dê. Nuôi dê kết hợp nuôi cừu rất tốt, nhất là khai thác và tận dụng triệt để nguồn thức ăn thừa thãi của dê cho cừu.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình