Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết cách chế biến thức ăn cho thỏ?
Chế biến thức ăn cho thỏ:
Thức ăn thô xanh cần được rửa sạch. Không được để thức ăn ướt nước mưa, sương, hoặc dính đất cát. Không nên cắt sãn dự trữ thức ăn xanh lâu ngày dễ bị nẫu úa. Những rau lá có hàm lượng nước lớn như rau bắp cải, khoai lang...? thì nên phơi khô bớt nước để phòng chướng hơi đầy bụng.
Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ để thỏ con dễ ăn. Củ khoai tây nên luộc chín để giải phóng chất độc, khi mọc mầm thì không được cho ăn.
Thức ăn thô khô thường được dự trữ cho mùa đông xuân hiếm thức ăn xanh hoặc dùng trong các ngày mưa to. Nên cắt các loạI cỏ như Pangola, cỏ chỉ, cỏ tự nhiên khác để phơi khô, nên cắt vào lúc sắp ra hoa, thân còn bánh tẻ, lúc đó hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, tỷ lệ chất xơ chưa cao, thỏ thích ăn hơn. Khi phơi phải được nắng, tránh bị ướt nước mưa dễ bị mốc và mất chất.
Thức ăn tinh là các loại hạt to cứng như ngô thì nên nghiền dập thành mảnh nhỏ để thỏ dễ ăn, các loạI hạt nhỏ thì để nguyên cho ăn hoặc ngâm ủ mọc mầm, không nên nghiền thành bột mịn, vừa khó cho ăn, lãng phí mà cơ thể thỏ hấp thụ thức ăn bột sẽ kém hơn.
Các loại cám, bột phảI được trộn với nước nóng hoặc nấu chín như nấu cám đặc, nấu lẫn với củ quả cũng được, thỏ sẽ quen ăn vừa không bụi vào mũi, cơ thể lại dễ hấp thụ, không lãng phí do rơi vãi. Không nên nấu nhiều, dự trữ lâu sẽ bị chua. Nếu bổ sung bột premix khoáng, protein, muối thì nên trộn lẫn với cám nấu hoặc cơm nguội để thỏ tận dụng được hết.
Trong mỗi cơ sở chăn nuôi, tuỳ theo nguồn nguyên liệu sãn có của mình mà có thể phối hợp chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng, đủ chất cho thỏ từ các loại thức ăn tinh, phụ phẩm, thức ăn bổ sung (bảng 8). Loại thức ăn này ở dạng bột cho nên cần trộn với rỉ mật nắm thành bánh hoặc ép viên, kéo thành sợi để cho thỏ ăn.
Bảng 8. Mẫu công thức phối hợp thức ăn tinh hỗn hợp
Thành phần Khối lượng Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg (g)
Thức ăn (g) Tinh bột Protein thô Xơ thô
Ngô nghiền 50 34,2 4,2 2,0
Thóc tẻ lép nghiền 50 20,5 2,7 11,2
Tấm gạo 70 51,0 5,9 0,6
Cám gạo xát 450 172,3 43,6 88,2
Đậu tương lép nghiền 200 54,2 65,3 25,3
Khô dầu lạc ép cả vỏ 150 53,2 31,2 36,6
Muối ăn 5      
Premix vitamin 5      
Premix khoáng 20      
Tổng số 1.000 385,4 152,9 163,9
 Phối hợp khẩu phần ăn của thỏ
Dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng và bảng thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn, chúng ta có thể tính toán xây dựng được nhiều khẩu phần ăn cho từng loại thỏ.
Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, khó có thể cân đối được khẩu phần ăn chính xác theo nhu cầu dinh dưỡng của thỏ được. Để giúp cho người nuôI thỏ có cơ sở phối hợp khẩu phần thức ăn trong ngày, chúng tôI xây dựng bảng tiêu chuẩn ăn theo khối lượng các nhóm thức ăn cho từng loại thỏ như bảng 9.
 Bảng 9. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn của thỏ (g/con/ngày)
Loại thỏ Tinh hỗn hợp Phụ phẩm Thô xanh Củ quả
0,5-1,0 kg 6-14 10-25 60-130 20-45
1,0-2,0 kg 14-30 25-50 130-300 45-100
2,0-3,0 kg 30-40 40-50 300-400 100-130
Hậu bị giống 45 55 450 150
Đực giống, cái chửa 60 80 500 200
Mẹ nuôi con        
??? - 10 ngày đầu 80 130 700 230
??? - 11-20 ngày 90 150 800 260
??? - 21-30 ngày 85 140 750 250
??? - 31-40 ngày 60 120 600 200
 
Về máy móc phối trộn và tạo viên thức ăn cho thỏ. Bạn nên liên hệ với :
1. Phòng chăn nuôi- Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch
2. Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình