Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Xin cho biết cách trồng bí đỏ (trái tròn và trái dài)?
Thời vụ
Bí đỏ có thể trồng được quanh năm. Ở Nam bộ không chủ động được nước tưới có thể bắt đầu gieo vào tháng 4-5 dương lịch.
Đất trồng
Có thể trồng bí đỏ trên nhiều loại đất, nhưng do sợ ngập úng nên cần chọn nơi cao, thoát nước tốt. Đất trồng cần làm đất sâu, cày hoặc cuốc lật, phơi cho chết cỏ.
Trồng theo những hố thẳng hàng, sâu 20-50cm, rộng 40-50cm, khoảng cách giữa các hố là 2-3m, tuỳ đất tốt xấu. Mật độ trồng 2.000-2.500 cây/ha.
Hố trồng cần được bón lót đầy đủ, trộn đều phân và đất, phủ một lớp đất dày 4-5cm, 2-3 ngày sau mới gieo hạt, mỗi hố gieo 4-5 hạt. Gieo xong lấp đất kín hạt, trên mặt phủ một lớp rơm để giữ ẩm và để khi tưới hạt không trồi lên. Chú ý tưới nước để hạt nảy mầm đều.
Phân bón
Lượng phân bón cho 1ha: 8-10 tấn phân chuồng + 100kg lân + 120kg urê + 120kg kali + 500-1.000kg vôi nếu đất chua. Tuỳ độ màu mỡ của đất mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
Bón lót cho mỗi hố (4-5kg) phân chuồng + 50g lân + 30g kali. Bón thúc cho mỗi hố: lần 1 khi cây cao 40-50cm bón 20g urê+30g kali, rải quanh gốc kết hợp với xới xáo, vun cao, làm sạch cỏ; lần 2 khi cây có nụ cái, bón lượng phân còn lại kết hợp vun gốc, làm cỏ.
Chăm sóc
- Tỉa cây: Khi cây có 4-5 lá thật, tỉa bỏ bớt, chừa mỗi hốc 2-3 cây mập, đẹp.
- Khoanh dây: Khi dây dài khoảng 1m tiến hành khoanh dây bí và dùng đất hoặc phân bò hoai lấp trên dây bí giúp cho rễ bất định ở các đốt thân phát triển, hút nhiều dưỡng chất giúp dây bí bám chặt vào đất không bị mưa gió làm hư hại và bí sẽ cho nhiều nhánh.
- Bấm ngọn: Nếu không có điều kiện khoanh dây, khi dây bí dài trên 1m, ta lấy đất lấp lên đoạn thân bánh tẻ trở về gốc kết hợp bấm ngọn để bí đâm thêm nhánh.
- Tỉa hoa, nhánh đực: Mỗi dây để 3-4 nhánh khoẻ, tỉa các nhánh còn lại làm rau ăn. Trên dây bí đỏ lượng hoa đực rất lớn nên sau khi bí đã đậu trái, nên tỉa hoa đực, nhánh con, lá già để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
- Thụ phấn bổ sung: Ở bí đỏ, hoa đực và cái riêng biệt, nở không đồng loạt nên khi gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu ong bướm, mưa gió... sẽ ảnh hưởng đến sự đậu quả và năng suất cây, vì thế ta phải thụ phấn bổ sung: khoảng 7-9 giờ sáng, hái hoa đực mới nở, ngắt bỏ hết cánh, cầm hoa đực xát nhẹ lên đầu nhụy hoa cái.
- Khi trái đã lớn, dùng rơm rạ kê dưới quả và trở bí cho trái đều da và đẹp trái.
Phòng trừ sâu bệnh
Bí đỏ ít bị sâu bệnh hại, chủ yếu một số sâu bệnh sau:
- Sâu đất hại khi cây bắt đầu mọc mầm đến 2-3 lá thật, có thể bắt giết vào lúc sáng sớm hoặc rải Basudin 10H quanh gốc để diệt sâu.
- Bệnh sương mai hại chủ yếu trên lá. Bệnh dễ lây lan nhờ gió, mưa, điều kiện thời tiết nóng ẩm... Phòng trừ bằng cách không trồng liên tục các cây thuộc họ bí (dưa leo, bí xanh, khổ qua...) trên một chân đất; làm sạch cỏ dại, tỉa bớt nhánh, lá già cho ruộng thông thoáng; tỉa các lá bệnh nặng để hạn chế lây lan; khi bệnh mới xuất hiện, chọn phun một trong các thuốc: Ridomyl, Daconyl, Mancozeb, Coc 85... Phun ướt đều cả hai mặt lá.
Thu hoạch, để giống
Bí đỏ có thể thu non làm rau sử dụng ngay. Thu non, bí đỏ sẽ liên tục ra quả nhiều, dây trẻ lâu, song nếu muốn bảo quản dự trữ dùng lâu dài cần để bí già mới thu hoạch. Sau khi thụ phấn 3-4 tháng thì quả bí sẽ già. Khi bí già, vỏ quả cứng, màu vàng, có phấn quả, cuống vàng và cứng. Dùng dao sắc cắt cuống, bôi vôi để nơi khô, thoáng mát có thể giữ được trong nhiều tháng sau. Mỗi sào có thể thu được 7-10 tạ quả.
Để giống bí đỏ cần chọn quả già, quả nằm ở đoạn giữa trên dây chính. Bổ quả lấy hạt, đãi rửa sạch phơi khô cất giữ làm giống cho vụ sau.  
1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Thối ấu trùng tuổi nhỏ)
Tác nhân gây bệnh: Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi.
Triệu chứng: Màu sắc của ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp.
Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.
Điều trị: Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
- Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.      
Thời vụ
Bí đỏ có thể trồng được quanh năm. Ở Nam bộ không chủ động được nước tưới có thể bắt đầu gieo vào tháng 4-5 dương lịch.
Đất trồng
Có thể trồng bí đỏ trên nhiều loại đất, nhưng do sợ ngập úng nên cần chọn nơi cao, thoát nước tốt. Đất trồng cần làm đất sâu, cày hoặc cuốc lật, phơi cho chết cỏ.
Trồng theo những hố thẳng hàng, sâu 20-50cm, rộng 40-50cm, khoảng cách giữa các hố là 2-3m, tuỳ đất tốt xấu. Mật độ trồng 2.000-2.500 cây/ha.
Hố trồng cần được bón lót đầy đủ, trộn đều phân và đất, phủ một lớp đất dày 4-5cm, 2-3 ngày sau mới gieo hạt, mỗi hố gieo 4-5 hạt. Gieo xong lấp đất kín hạt, trên mặt phủ một lớp rơm để giữ ẩm và để khi tưới hạt không trồi lên. Chú ý tưới nước để hạt nảy mầm đều.
Phân bón
Lượng phân bón cho 1ha: 8-10 tấn phân chuồng + 100kg lân + 120kg urê + 120kg kali + 500-1.000kg vôi nếu đất chua. Tuỳ độ màu mỡ của đất mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
Bón lót cho mỗi hố (4-5kg) phân chuồng + 50g lân + 30g kali. Bón thúc cho mỗi hố: lần 1 khi cây cao 40-50cm bón 20g urê+30g kali, rải quanh gốc kết hợp với xới xáo, vun cao, làm sạch cỏ; lần 2 khi cây có nụ cái, bón lượng phân còn lại kết hợp vun gốc, làm cỏ.
Chăm sóc
- Tỉa cây: Khi cây có 4-5 lá thật, tỉa bỏ bớt, chừa mỗi hốc 2-3 cây mập, đẹp.
- Khoanh dây: Khi dây dài khoảng 1m tiến hành khoanh dây bí và dùng đất hoặc phân bò hoai lấp trên dây bí giúp cho rễ bất định ở các đốt thân phát triển, hút nhiều dưỡng chất giúp dây bí bám chặt vào đất không bị mưa gió làm hư hại và bí sẽ cho nhiều nhánh.
- Bấm ngọn: Nếu không có điều kiện khoanh dây, khi dây bí dài trên 1m, ta lấy đất lấp lên đoạn thân bánh tẻ trở về gốc kết hợp bấm ngọn để bí đâm thêm nhánh.
- Tỉa hoa, nhánh đực: Mỗi dây để 3-4 nhánh khoẻ, tỉa các nhánh còn lại làm rau ăn. Trên dây bí đỏ lượng hoa đực rất lớn nên sau khi bí đã đậu trái, nên tỉa hoa đực, nhánh con, lá già để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
- Thụ phấn bổ sung: Ở bí đỏ, hoa đực và cái riêng biệt, nở không đồng loạt nên khi gặp điều kiện không thuận lợi như thiếu ong bướm, mưa gió... sẽ ảnh hưởng đến sự đậu quả và năng suất cây, vì thế ta phải thụ phấn bổ sung: khoảng 7-9 giờ sáng, hái hoa đực mới nở, ngắt bỏ hết cánh, cầm hoa đực xát nhẹ lên đầu nhụy hoa cái.
- Khi trái đã lớn, dùng rơm rạ kê dưới quả và trở bí cho trái đều da và đẹp trái.
Phòng trừ sâu bệnh
Bí đỏ ít bị sâu bệnh hại, chủ yếu một số sâu bệnh sau:
- Sâu đất hại khi cây bắt đầu mọc mầm đến 2-3 lá thật, có thể bắt giết vào lúc sáng sớm hoặc rải Basudin 10H quanh gốc để diệt sâu.
- Bệnh sương mai hại chủ yếu trên lá. Bệnh dễ lây lan nhờ gió, mưa, điều kiện thời tiết nóng ẩm... Phòng trừ bằng cách không trồng liên tục các cây thuộc họ bí (dưa leo, bí xanh, khổ qua...) trên một chân đất; làm sạch cỏ dại, tỉa bớt nhánh, lá già cho ruộng thông thoáng; tỉa các lá bệnh nặng để hạn chế lây lan; khi bệnh mới xuất hiện, chọn phun một trong các thuốc: Ridomyl, Daconyl, Mancozeb, Coc 85... Phun ướt đều cả hai mặt lá.
Thu hoạch, để giống
Bí đỏ có thể thu non làm rau sử dụng ngay. Thu non, bí đỏ sẽ liên tục ra quả nhiều, dây trẻ lâu, song nếu muốn bảo quản dự trữ dùng lâu dài cần để bí già mới thu hoạch. Sau khi thụ phấn 3-4 tháng thì quả bí sẽ già. Khi bí già, vỏ quả cứng, màu vàng, có phấn quả, cuống vàng và cứng. Dùng dao sắc cắt cuống, bôi vôi để nơi khô, thoáng mát có thể giữ được trong nhiều tháng sau. Mỗi sào có thể thu được 7-10 tạ quả.
Để giống bí đỏ cần chọn quả già, quả nằm ở đoạn giữa trên dây chính. Bổ quả lấy hạt, đãi rửa sạch phơi khô cất giữ làm giống cho vụ sau.  
1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Thối ấu trùng tuổi nhỏ)
Tác nhân gây bệnh: Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi.
Triệu chứng: Màu sắc của ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp.
Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.
Điều trị: Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
- Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.
 
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình