Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết về cách trồng nấm rơm?
Giá thể trồng nấm rơm có thể chế biến đơn giản không cần ử nhiều, chỉ cần ngâm rơm rạ với nước vôi tỷ lệ 5% trong khoảng 18-20 giờ rồi vớt ra để ráo nước. Xếp thành bó hoặc luống lien tục như luống khoai lang, chiều rộng 30-40cm, chiều cao từ 25-35cm, dài tùy ý. Khi xếp cần làm cho các lớp rơm xếp tương đối chặt tay. Các luống cần cách nhau 30-35cm để tiện việc đi lại chăm sóc và thu hái.
Tuy nhiên để đạt năng suất cao người ta cũng dung phương pháp ủ rơm tạo một quá trình lên men khử trùng rơm, rạ để có có một loại giá thể tốt cho nấm rơm phát triển tránh sự phát triển tránh sự xâm nhập của nấm dại và mầm bệnh. Theo phương pháp này người ta trộn vào rơm, rạ đã được làm ướt 2-3% bột nhẹ hay vôi bột, 0,5% đạm ure, 1% đạm sunfat amon, 1-2% super lân rồi ủ đống trong thời gian 7-10 ngày qua 2 đến 3 lần đảo, sau đó đưa ra xếp thành luống rồi chuẩn bị cấy giống nấm. Trong một số trường hợp còn có thể bổ xung bằng cám gạo 1-2% vào giá thể trồng nấm rơm nằm tạo môi trường thuận lợi và cung cấp dinh dưỡng cho nấm rơm khi phát triển quả thể.
Chú ý khi xử lý rơm rạ:
Nên chọn rơm rạ tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân, năng suất nấm từ rơm rạ nếp cao hơn lúa tẻ, rơm lúa mùa cao hơn rơm rạ lúa ngắn ngày, rơm rạ đất phù sa cao hơn rơm trên đất bón phân chuồng, rơm rạ trên đất phân chuồng cao hơn trên đất bón phân hoá học. Không trồng nấm từ rơm rạ lúa trồng trên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Dùng rơm rạ suốt máy tốt hơn đập bằng tay...
Với rơm rạ tốt, chỉ ủ 5-7 ngày sau tưới nước vôi, trong khi rơm rạ không tốt phải ủ tới 10-15 ngày và phải xáo trộn 2-3 lần.
Bệnh của nấm
Bệnh nấm rơm có 2 loại: bệnh sinh lý và bệnh nhiễm. 
Bệnh sinh lý với nhiệt độ trên 40oC, tơ nấm mọc chậm, thưa dần rồi chết, còn dưới 15oC, tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được, ngoài ra, quả thể nấm hay tai nấm cũng không tạo thành được dưới 25oC, từ 25-28oC tai nấm bị dị hình, trên 35oC tai nấm sớm bung dù.
Bệnh nhiễm thường là nhiễm nấm mốc và nấm dai. Nấm mốc xanh, mốc cam, mốc thạch cao... phải xử lý thuốc tím hoặc acid acetic, nặng hơn phải dùng Bennomyl, Zineb, Validacin... Ngoài ra còn có các loại côn trùng như: ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián... phá hại nấm, phải dùng thuốc Furadan để diệt trừ.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình