Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Đàn dê đang nuôi từ 50 đến 100 con. Trong đàn dê nhiều con gầy ốm còi cọc, xù lông và biếng ăn. Nhiều hôm dê bị tiêu chảy, đôi khi có máu. Xin hỏi đó là bệnh là bệnh gì và cách phòng trừ?
Theo như triệu chứng nêu trên thì đó là bệnh do ký sinh trùng gây ra là chắc chắn. Dê có nhiều bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Bệnh do giun tròn, giun xoăn dạ múi khế: Chúng ký sinh và hút các chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ thức ăn của dê. Khi đó dê không còn chất bổ để nuôi cơ thể nên bị còi cọc dần và dẫn tới suy dinh dưỡng và chết. Biện pháp tốt nhất là vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh. Dùng thuốc Levamisol, Tetramisol để tẩy giun, liều dùng 1cc cho 10kg trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, dê rất dễ mắc các bệnh ký sinh trùng đường máu, có triệu chứng tương tự.
- Bệnh cầu trùng: Là do ký sinh trùng Eimeria và vi khuẩn trú ở đường ruột gây ra. Hay gặp nhất là dê con và dê hậu bị. Khi thấy dê bị tiêu chảy, đôi khi có máu, vì thiếu máu nên dê gầy ốm, còi cọc, xù lông, bỏ ăn hay ăn ít. Phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh chuồng trại và xung quanh chuồng dê. Dùng thuốc sulfamide điều trị cho dê.
- Bệnh tiên mao trùng: Do ký sinh trùng đường máu Trypanosoma gây nên. Truyền bệnh là do các loài côn trùng ruồi, ve, mòng… Khi dê có bệnh này sẽ thiếu máu, da khô, thở khó và tăng nhịp. Dùng thuốc Trypamidium và Berenil điều trị cho dê.
- Bệnh biên trùng: Do ký sinh trùng đường máu Anaplasma, khi dê bị bệnh cũng gây thiếu máu. Dê gầy ốm, nước tiểu và mỡ vàng. Dùng thuốc Tetracyclin kết hợp với Berenil để chữa cho dê. Dê còn bị các bệnh cũng do ký sinh trùng gây ra như: Bệnh sán dây, bệnh sán lá gan. Có các triệu chứng gây thiếu máu làm cho dê còi cọc, chậm lớn, lông xù và hay bị tiêu chảy. Ngoài ra còn có bệnh ghẻ ngoài da làm rụng lông và tổn thương lớp da cũng gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của dê. Khi gặp triệu chứng các bệnh đã nêu, nếu chưa biết cách chữa trị, đồng bào nên tới cơ quan thú y để được tư vấn thêm.
 
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình