Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Các kỹ thuật chăm sóc vườn?

Thiết lập đê bao (đê bao ngạn) cho vườn có thật cần thiết không? Vì rất tốn kém.

Trong điều kiện ĐBSCL hàng năm đều có mùa ngập lũ, nước ngập đã giết chết nhiều loại cây ăn trái, nên việc thết lập đê bao để chóng ngập lũ, bảo vệ cây trồng là một điều không thể thiếu được. Vì ngoài chức năng chống ngập lũ, ngăn mặn và giữ nước ngọt trong mùa nắng, đê bao còn đảm nhận nhiều chức năng khác nữa như:

Là đường giao thông vận chuyển trong vườn.

Là nơi xây dựng cống đầu mối điều tiết nước vào ra trong vườn, đồng thời lấy nguồn tôm cá vào vườn.

Nơi trồng các hàng cây chắn gió.

Hạn chế chiều cao của liếp  trong vườn.

Như vậy đê bao đã giữ được một vai trò quan trọng trong việc thiết kế vườn nên không thể thiếu được. Vì vậy mặt đê cần phải rộng ít nhất là 8-10 m thân đê cần phải chắc. Chiều cao của đê cần phải cao hơn đỉnh lũ cao nhất của nhiều năm trong vùng để không bị ngập.

Xin cho biết lợi ích của các cây chấn gió khi thiết lập vườn?

ĐBSCL hàng năm tuy không có bão lớn, nhưng thỉnh thoảng cũng có những cơn bão thổi qua, hay những cơn lốc xóay xảy ra trong mùa mưa, làm đổ ngã các cây ăn trái, gây thiệt hại cũng đáng kể, để giảm bớt  thiệt hại này ta nên trồng cây chắn gió. Hàng cây chắn gió không những bảo vệ cho vườn cây bớt đỗ ngã, mà còn đảm nhận nhiều chức năng khác như:

Điều hòa nhiệt độ của không khí và của đất trong vườn, tạo một tiểu khí hậu cho vườn cây.

Giúp hạn chế sự bốc thoát hơi nước quá mức của cây và ngăn chặn sự bốc thoát hơi nước của đất trong vườn.

Làm giảm nhẹ tác động nguy hại của mùa khô kéo dài và của sương muối.

Là màn che chắn các tác nhân sâu bệnh xâm nhập phá hại cây trồng.

Cây chắn gió thường là những cây có thân to, khỏe như: xoài, mít, cóc, dừa,… được trồng theo mé ngoài của đê bao, vừa có tác động che chắn gió, vừa làm vững chắc thân đê bao.

Trồng và nuôi xen trong vườn phải như thế nào cho có hiệu quả?

Trồng và nuôi xen trong vườn là một cách đa dạng hóa diện tích vườn, tạo thành hệ thống V.A.C (vườn, ao, chuồng) hoàn chỉnh.

Để nâng cao hiệu quả thì mỗi một thành phần của V.A.C cần phải được đa dạng hóa.

Đối với vườn, các giống cây trồng trên liếp nên phải nghĩ đến việc thiết lập hệ thống đa canh (trồng nhiều loại cây) hay xen canh hợp lý. Các cuộc điều tra cho thấy lợi tức của vườn đa canh thường cao hơn so với vườn độc canh (trồng một loại cây). Một hệ thống đa canh hay xen canh hợp lý đem lại hiệu quả cao hơn vì đã:

Sử dụng một cách triệt để diện tích đất đai lẩn tiềm năng về dinh dưỡng và ánh sáng.

Giúp ổn định thu nhập khi giá cả các nông sản có biến động.

Sử dụng công lao động nàhn rỗi một cách có hiệu quả. Ngoài ra vườn cũng phải có các khu để nhân giống và đảo dưỡng các cây con để trồng mới hay bán.

Về mặt ao, thì ngoài việc nuôi tôm cá trong ao, nương, để tận dụng hết năng suất của mặt nước nên nghĩ tới việc nuôi các loại cá có đặc tính kiểu ăn ở các tầng nước khác nhau, như nuôi kết hợp cá chép, tai tượng ăn ở tầng đáy, cá mè vinh, rô phi, mè trắng ăn ở tầng mặt. Tương tự như khu vườn khu ao, mương nên có nơi để ươm, ép các giống cá, dùng cho việc thả nuôi bổ sung hay bán cá giống.

Khu vực chăn nuôi ngoài việc nuôi gà, vịt, heo nên nghĩ tới việc nuôi ong các tán cây để vừa có mật vừa giúp cho sự thụ phấn của các cây ăn trái nhất là các vườn trồng sâu riêng. Khu vực chăn nuôi nên có ủ phân chuồng, phân rác mục, vừa làm sạch môi trường vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, bón cho ao hay làm hầm ủ khí đốt (biogas).

Được như vậy là bạn đã nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích vườn.

Thế nào là lên liếp theo lối “cuốn chiếu”?

Lên liếp theo lối “cuốn chiếu” là cách lên liếp mà lớp đất mặt tốt luôn luôn ở trên mặt và lớp đất dưới xấu hơn được giữ ở dưới. Thường những vùng đất không có tầng phèn, lối lên liếp “cuốn hiếu” được ưa chuộng.

Trong kỹ thuật này, lớp đất mặt của mương được đưa trải lên liếp 1 bên trái, tiếp đến lớp đất dưới xấu hơn được đưa trải đều lên liếp 2 bên phải. Tiếp thao lớp đất mặn của mương 2 được trả đều lên lớp mặt của liếp 2 bên trái và lớp dưới của mương 2 được đưa lên liếp 3 bên phải. Lớp đất mặt của mương 3 đưa trải chồng lên liếp 3 bên trái và lớp dưới đưa lên liếp 4 và cứ như vậy mãi cho đến liếp cuối cùng nên nông dân gọi lên liếp theo liếp này là cuốn chiếu.

Khi nào phải lên liếp theo kiểu  đắp thành “băng”?

Ở những vùng có lớp đất mặt mỏng, lớp dưới xấu và thậm chí có phèn thì lên liếp đắp thành băng hay còn gọi là kiểu ốp bẹ được sử dụng. Trong kiểu này lớp đất mặt của mương được đưa trải dồn thành 1 băng dài dọc liếp, tiếp lớp đất xấu được đắp (ốp bẹ) vào 2 bên băng. Một điều cần lưu ý là lớp đất ốp vào 2 bên băng phải luôn luôn thấp hơn mặt băng, để khi mưa các độc chất không vào trong băng mà trôi xuống mương để được rửa đi. Lên liếp theo kiểu này, trên băng ngoài cây ăn trái, phần đất còn lại ta có thể trồng xen ngang với các loại hoa màu khác để lấy ngắn nuôi dài trong lúc đầu cây ăn trái còn nhỏ. Lớp đất 2 bên băng nên tìm các loại cây chịu đựng tốt với các điều kiện đất đai khi mới lên liếp như chuối xiêm, khóm, bình tinh, so đũa để trồng.

Lúc nào thì nên lên liếp theo kiểu đắp thành mô?

Lên liếp theo kiểu đắp thành mô khi đất có lớp tầng mặt quá mỏng và dưới lại có tầng phèn. Lên liếp kiểu này, lớp đất mặt đào ở mương được đưa vào để đắp thành các mô (vị trí và khoảng cách các mô đã được định trước). Phần đất xấu ở dưới được đưa vào các phần còn lại của liếp và thấp hơn mặt mô.

Lớp đất giữa các mô không trồng được ngay, phải đợi vài ba mùa để rữa bớt các độc chất, bón thêm vôi và phân hữu cơ để cải thiện lý và hóa tính của đất. Nên trồng các loại cây chịu phèn như khóm.

Sinh thái đồng ruộng và cách trừ cỏ.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình