1. Môi trường sản xuất rau sạch
Bao gồm đất, nước, không khí phải trong lành, không bị nhiễm bẩn do nước thải, khí thải, chất thải ? của thành phố, các khu công nghiệp, bệnh viện, khí thải xe cơ giới?
2. Phương thức và trình độ sản xuất
Rau sạch phải sản xuất theo vùng được quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ, nhất là về phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh. Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức, tiếp thu được quy trình sản xuất.
3. Giống
Giống phải có chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao. Chọn các giống rau lai là các giống có hàm lượng nitrat thấp để sản xuất đại trà. Thường các giống chín sớm có lượng nitrat cao hơn chín muộn, các giống rau lai bao giờ cũng có hàm lượng nitrat thấp hơn so với giống không lai.
4. Thời vụ
Phải sản xuất trong khung thời vụ thuận lợi nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh hại đến mức thấp nhất. Thời vụ phải được bố trí thích hợp cho từng chủng loại cây trồng. Trong cùng một giống rau, nếu trồng vụ sớm, rau có hàm lượng nitrat cao hơn chính vụ và vụ muộn.
5. Đất trồng
Phải là nơi đất thích hợp cho từng loại rau. Đất thích hợp nhất là đất phù sa, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ pH: 5,5-6,8, có hàm lượng chất hữu cơ lớn hơn 1,5%, đất không bị nhiễm độc (các loại thuốc trừ sâu, bệnh và kim loại nặng).
Vị trí đất trồng phải xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa đường lộ ít nhất 200m.
6. Nguồn nước tưới
Chủ động bằng nguồn nước phù sa sông, suối, ao hồ tự nhiên; tốt nhất là dùng giếng nước khoan đã xử lý. Tuyệt đối không dùng nước bẩn, nước thải để tưới và rửa rau quả khi đã thu hoạch.
7. Phân bón
- Cấm dùng phân tươi, phân xác mắm để bón và tưới rau.
- Chỉ dùng các loại phân chuồng, phân hữu cơ đã được xử lý và ủ hoai mục, phân hỗn hợp hữu cơ khoáng và vi khoáng theo tỷ lệ cân đối.
- Sử dụng các loại phân vô cơ theo tỷ lệ cân đối, bón đạm vừa phải và nên kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch 20-25 ngày. Bón càng nhiều đạm vô cơ thì lượng nitrat trong rau càng lớn. Bón các loại phân Urê, SA thì lượng nitrat trong rau thấp hơn các loại phân đạm có chứa amôniắc, phân đạm có nitrat. Bón đạm kết hợp với Lân, Kali; đặc biệt bón thúc Kali có tác dụng làm giảm lượng nitrat trong rau.
- Chỉ sử dụng phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng của các cơ quan đơn vị được phép sản xuất, đã được đưa vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, dùng đúng liều lượng và kỹ thuật hướng dẫn.
- Tất cả các loại phân không bón gần thời điểm thu hoạch.
8. Phòng trừ sâu bệnh
Thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (I.P.M) chính trong hệ sinh thái ruộng rau. Bên cạnh các biện pháp giống và canh tác, coi trọng biện pháp đấu tranh sinh học (vai trò của các sinh vật có lợi).
- Tuyệt đối không được dùng những thuốc BVTV đã cấm sử dụng, các loại thuốc chưa có danh mục BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Chỉ được dùng các loại thuốc hóa học ít độc hại và phân giải nhanh khi cần thiết, sử dụng đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly cho phép theo hướng dẫn của ngành BVTV. Nên sử dụng các loại thuốc vi sinh, thuốc có nguồn gốc thực vật.
9. Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch đúng thời gian để bảo đảm rau có chất lượng tốt nhất và không để héo úa, dập nát. Nếu thu hoạch sớm quá thì hàm lượng nitrat trong rau cao hơn là vụ thu đúng vụ hoặc muộn.
Cần phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức xơ chế, bảo quản và xuất bán kịp thời.
Các chỉ tiêu chất lượng cho rau sạch
1. Hàm lượng NO3 (Nitrat) theo tiêu chuẩn giới hạn của WHO / FAO trên một số loại rau:
2. Dư lượng thuốc trừ sâu
Không có dư lượng thuốc trừ sâu gốc Clo và lân hữu cơ. Các loại thuốc khác nếu sử dụng thì mức dư lượng và thời gian cách ly như bảng 1.
3. Hàm lượng kim loại nặng và các độc tố không vượt quá mức quy định sau (Phần triệu: Ppm)
As: 0,1 - 1,0
Cu: 4 - 10
Sn: 100 - 150
Bo: 35 - 75 Fe: 2 - 20
Zn: 15 - 20
Cd: 0,2 - 0,8
Pb: 1 - 2 Ni: 1
Afatoxin: 0,005;
|