Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin hỏi tại sao các loại cây trồng gieo từ hạt, qua giai đoạn vườn ươm trong bầu từ 1-6 tháng (tuỳ từng loại cây) thành cây con mới đem trồng đại trà thường hay bị chết giai đoạn ra bầu cây con? Xin cho biết những kinh nghiệm ra bầu để cây con đạt được tỷ lệ sống cao.
Hạt giống được gieo trong cát nhỏ (loại cát trát tường nhà), gieo dày như gieo mạ, lấp lớp cát nhỏ lên trên hạt khoảng 1-2 cm tuỳ từng loại hạt. Ví dụ hạt các loại rau, hạt cây có vỏ mỏng, mềm lấp mỏng; hạt cây ăn quả, cây lâm nghiệp, hạt có vỏ dày cứng lấp sâu. Tốt nhất các loại hạt đem ngâm đủ nước, nếu mùa lạnh đem ủ ấm đến nứt nanh 20-30% đem gieo.
Mùa đông giá lạnh cần che kín hạt gieo bằng nilon màu trắng khi nhiệt độ ngoài trời <15 độ C, hạt sẽ nhanh nảy mầm.
Khi cây con có 1-2 lá mầm đến 1 lá thật ra bầu là tốt nhất, vì giai đoạn này cây con mới hút nước, chưa hút phân từ đất (dinh dưỡng sử dụng dự trữ trong lá mầm đến khi có 3 lá thật), bộ rễ chưa phát triển nên ít bị tổn thương.
Giá thể trong bầu tốt nhất là dùng đất bùn ao, phù sa phơi ải 50% + 50% phân chuồng ủ hoai mục (phân chất đống, ủ kín khoảng 2 tháng, tơi xốp không có mùi hôi thối).
Khi ra bầu cây con, cần cung cấp đủ ẩm, ngày tưới 2 lần bằng thùng odoa. Nắng to cần che bớt ánh sáng trực tiếp bằng lưới đen tản nhiệt trong 7-10 ngày liền. Trời rét nhiệt độ thấp dưới 13 độ C cần che kín bằng nilon màu trắng.
Trong vườn ươm, tưới nhiều ẩm độ không khí cao thường hay bị nấm bệnh lở cổ rễ làm chết cây con. Cách phòng, trừ: Phun phòng khi chưa bị bệnh 7-10 ngày/lần bằng thuốc nội hấp Carbenzim 50WP hoặc Anvil 5EC nồng độ 0,3%. Nếu bệnh xuất hiện, phun phối hợp một trong hai loại thuốc trên với thuốc tác dụng tiếp xúc Validamicin 5L hoặc Daconil 40WP.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình