Chiết cành cũng là một cách nhân giống cây con bằng cách kích thích một đoạn cành ra rễ trong lúc vẫn còn sống trên cây mẹ. Chiết cành gồm các công việc sau:
1. Chuẩn bị cành chiết: Cành chiết được chọn trên những cây mẹ tốt, mang đặc tính đã chọn lựa. Việc chọn cành chiết rất quan trọng vì cành già quá hay non quá đều khó ra rễ, chọn cành bánh tẻ vừa ra năm rồi, năm nay lấy chiết là tốt nhất. Cành chiết nên chọn các cành vươn dài ra ánh sáng, dài khoảng 1 m, có đường kính khoảng 1,5 đến 2 cm không nên lớn hơn.
2. Khoanh vỏ: Khoanh một đoạn vỏ trên cành chiết dài khoảng 3-5 cm (dài gấp đôi đường kính cành) cách đọt khoảng 50-70 cm. Tách lấy vỏ, dùng dao cạo sạch lớp tượng tầng để tránh liền da trở lại. Việc cạo lớp tượng tầng sạch chỉ thực hiện trên cac cây cam, nhãn, chôm chôm, xoài,.. Nhưng trên sầu riêng thì không, vì lớp tượng tầng rất mỏng, nên chỉ dùng khăn sạch để lau là được. Sau khi khoanh vỏ xong xó thể bó bầu ngay đối với các cây ít nhựa như cam, quít hay để 2-3 ngày sau cho ráo nhựa mới bó bầu đối với các cây nhiều nhựa như sầu riêng. vật liệu để bó bầu có thể làm bằng rễ lục bình giặt sạch, phơi khô, bằng sơi dừa hay rơm trộn đất. Nhưng rễ lục bình là phổ biến nhất, vì rễ lục bình dễ kiểm soát độ ẩm trước khi bầu. Rễ lục bình đựoc ngâm trở lại cho mềm trước khi bó bầu. Để thử độ ẩm ta dùng ta nắm rễ lục bình bóp nhẹ, nếu thấy nước chảy ra là thiếu. Song nước vừa ứa ra ướt các kẽ các ngón tay không nhỏ thành giọt là vừa.
3. Bó bầu: Dùng rễ lục bình đã thử độ ẩm độ quấn chặt nơi khoanh vỏ thành bầu thành hình bầu dục dài 8-10 cm, đường kính bầu 5-8 cm. Dùng gáy nylon trong để bao bên ngoài bầu xong dùng dây nylon để buộc chặt ở hai đầu và giữa bầu để cho nước bên ngoài không vào được cũng như nước trongbầu cũng không thoát ra được. và bầu khỏi bị xoay tròn. Bó bầu xong dùng lá dừa, hay lá chuối che cho bầu về phía Tây để giảm bớt ánh sáng và sức nóng chiều, giúp bầu dễ ra rễ.
Lưu ý trước khi bó bầu nên dùng dung dịch ra rễ NAA ở nồng độ 1000 mg/lít bôi lên mép trên vết khoanh để kích thích cành ra rễ sớm. Tùy theo mùa và giống cây, sau khoảng 35-40 ngày (có xử lý NAA) hay 45-60 ngày thì bầu ra rễ, Khi quan sát qua lớp nylon trong thấy có rễ cấp 2 mọc ra dài khoảng 1-2 cm thì cắt cành được, không nên giữ bầu lâu trên cây mẹ, làm bầu mất sức vì thiếu dinh dưỡng và nước. Bầu cắt ra có thể đem trồng ngay, nhưng tốt nên nên đem dâm một thời gian (1-2 tháng) rồi đem trồng để đảm bảo tỉ lệ cây sống sau khi trồng.
Khi chiết cành, các bầu hay bị thối. Cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?
Việc chiết cành thường làm trong màu mưa nên các thất bại thường gặp là:
Thối bầu do bầu quá ẩm, lạnh bầu nên không ra rễ.
Buộc bầu không chặt để nước vào.
Chọn cành chiết không thích hợp.
Để tránh các thất bại kể trên nên chú ý các điểm sau:
- Nên chọn cành chiết thích hợp (không quá già hay quá non) cần chọn cành có màu da me, lá đọt chưa nở.
- Không bó bầu quá ẩm.
- Dùng rễ lục bình giặt sạch để bó bầu là tốt nhất. Vì dễ kiểm soát ẩm độ khi bầu.
- Dùng rễ lục bình giặt sạch để bó bầu là tốt nhất. Vì dễ kiểm soát ẩm độ khi bầu.
- Dùng dây nylon buộc chặt hai đầu và giữa bầu theo hình mái ngói để nước mưa hay nước tưới không thấm vào bầu gây thối bầu.
- Nên xử lý NAA trước khi bó bầu.
Các kinh nghiệm cho thấy nếu bó bầu vào buồi chiều, sáng ra thấy các bầu trắng xóa hơi nước là buộc đã thành công, ngược lại lấy bầu trong suốt là buộc đã không kỹ, cần buộc lại
|