Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết ảnh hưởng của nước trên sự ra hoa và phát triển của trái trên chôm chôm?

Các nghiên cứu cho thấy các điều kiện của thời tiết ở thời kỳ trước mùa trổ bông có liên quan mật thiết với sự trổ bông của chôm chôm. Chôm chôm trước khi trổ bông cần một khoảng thời gian ngắn khô hạn (khoảng 1 tháng) để phân hóa mầm hoa. Bông sẽ trổ nhiều hay ít thường liên chặt đến thời kỳ khô hạn này. Như vậy, trước mùa ra bông nên tưới để chôm chôm ra bông được nhiều. Nhưng nếu gặp trời mưa nhiều trong thời gian này thì chôm hôm thường cho ra lá hơn là hoa. Gặp trường hợp như vậy, ta nên bón phân từới nước luôn cho lá phát triển, sau đó lá già thẻ sẽ cho bông. Để kích thích lá mau già có thể dùng MKP, (0-52-34) để xịt lên lá với nồng độ 40-50 g/10 lít. Sau một tháng ngưng tưới để kích thích mầm hoa phát triển, ta bắt đầu bón phân và tưới nước trở lại để chôm chôm ra bông. Trong thời kỳ ra bông nên từới nước ở mức vừa phải để giúp gia tăng tỉ lệ đậu trái. Mưa lớn trong thời kỳ này thường gây bất lợi cho sự đậu trái, có lẽ do xự hoạt động của các côn trùng gây sự thụ phấn kém.

Trong thời kỳ trái non phát triển (sau khi đậu trái) nếu thiếu nước, trái sẽ lớn châm, nhỏ trái và rụng nhiều, nhưng nếu ở thời kỳ cuối của trái phát triển, nếu tưới nhiều hay gặp mưa lớn thì tỉ lệ trái nứt sẽ rất cao

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình