Sản xuất cà chua cho giống lai VT3, VT4 đạt năng suất trên 50 tấn/ha, giống C95, C155 đạt 45 – 50 tấn / ha chính vụ, 30 – 35 tấn /ha ở vụ muộn và vụ xuân hè. Chất lượng tốt an toàn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.
Quy trình trồng cà chua VT3, VT4, C95 và C155 áp dụng cho các nông hộ, trang trại, nông trường ở tất cả các mùa vụ tại tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số vùng lân cận.
1.Thời vụ gieo trồng:
Vụ sớm gieo hạt: 25/7 – 25/8
Vụ chính gieo hạt: 15/9 – 15/10
Vụ muộn gieo hạt: 5/11 – 5/12
Vụ xuân hề gieo hạt: 15/1 – 5/2
2. Kỹ thuật sản xuất cây giống trong vườn ươm
Sử dụng hỗn hợp giá thể sau: Đất bột (đất sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu hun theo tỷ lệ 1: 0,7 : 0,3 được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,0 kg Zineb + 1,0 kg đạm + 1,5 kg lân + 1,5 kg kali/ 1000 kg hỗn hợp. Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10 – 15 ngày trước khi sử dụng.
Định mức hạt: Lượng hạt cần dùng cho 1 ha cà chua 0,3 – 0,4 kg (cả dự phòng).
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua thương phẩm
- Làm đất:
Xử lý đất trồng, bổ xung nguồn mùn, dinh dưỡng. Đất trồng được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ (xử lý đất bằng thuốc Basudin, Viban 5H liều lượng 25 – 27 kg/ha + 400 kg /ha với bột nếu PH<5). Lên luống rộng 1,4m (cả rãnh luống), luống cao 25 – 30 cm.
- Trồng cây:
Trồng 2 hàng trên luống theo mật độ khoảng cách trồng cho giống C95, C155 và VT3 là: 70 x 40 – 45 cm (28000 – 3000 cây / ha) với các giống VT4 (sinh trưởng vô hạn) mật dộ 60 – 65 x 30 – 35 cm (35000 – 40000 cây/ha).
4. Chăm sóc và quản lý:
- Bón phân:
Lượng phân bón cho 1 ha theo quy trình sau:
TT |
Loại phân |
Tổng số phân |
Bón lót |
Bón thúc |
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
1 |
Phân chuồng mục (tấn) |
25 – 30 |
25 – 30 |
|
|
|
2 |
Đạm Urê (kg) |
220 – 250 |
|
40 – 50 |
120 – 130 |
60 – 70 |
3 |
Lân Supe (kg) |
500 – 600 |
500 – 600 |
|
|
|
4 |
Kali sunfat (kg) |
220 – 250 |
|
50 – 60 |
120 – 130 |
60 – 70 |
5 |
Vôi bột (kg) (PH < 5,0) |
400 |
400 |
|
|
|
Bón phân (N:P:K) cân đối đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh tốt và sản phẩm an toàn.
Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới.
- Các phương pháp bón:
+ Bón lót: Đánh rạch và bón toàn bộ phân chuồng, lân, vôi bột vào hốc (rạch), được đảo đều với đất và lấp đất trước khi trồng 2 – 3 ngày.
+ Bón thúc: Dùng dụng cụ chuyên dùng, đục lỗ nilon bón phân cách gốc 15 – 20 cm kết hợp tưới thấm nhẹ.
Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 – 15 ngày.
Bón thúc lần 2: Sau trồng 30 – 35 ngày.
Bón thúc lần 3: Sau khi thu quả lần đầu.
Trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém bổ xung thêm phân NPKkết hợp nước phân chuồng hoại mục pha loãng với lồng độ 5%/
- Tưới nước:
Sau khi trồng, thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh. Luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây (tười gốc bằng thủ công hoặc hệ thống ống cơ động). Không tưới tràn, khi gặp mưa to phait ìm mọi cách rút hết nước không để ngập úng, khi nắng to cần che phủ bằng lưới giảm nắng giảm nhiệt độ cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Tỉa cành: Ngay sau khi buộc mối dây đầu tiên cho cây cà chua lên dàn là phải tỉa cành. Tỉa những cành la, chỉ để lại 1 – 2 thân chính.
- Cắm dàn: Sau trồng 25 – 30 ngày tiến hành cắm dàn cho cà chua. Dàn cắm thắng đứng, cọc cao 1,5 – 1,8m, thành 2 tầng để cây dựa hoặc cắm dàn chữ A. Dùng lạt mềm hoặc dây nilon buộc thân cây vào cột để giữ cho cây khỏi đổ. Giống cà chua VT4 do sinh trưởng vô hạn (cao cây 1,3 – 1,5 m) nên giàn phải cao hơn.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu xanh trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Sâu đục quả ở giai đoạn quả rộ, chín dùng Padan 0,1%, Sherpa 25 EC 0,1%, Cyperkill 10 EC 0,1 %... phun vào buổi chiều mát.
Bệnh sương mai xuất hiện trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trong điều kiện thời tiết âm u, độ ẩm cao có thể phun phòng định kỳ 7 – 10 ngày / lần bằng các loại Zineb 80WP 0,25%, Mancozeb 80BTN 0,25%, Daconil 75WP 0,2% hoặc Ridomill 72WP nồng độ 0,15%... phun cho cây.
|