Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Các loài cây họ đậu
Xin hỏi biện pháp kĩ thuật trồng cây họ đậu nhằm nâng cao khả năng xâm nhập cũng như khả năng cố định nito của vi khuẩn nốt sần?
Một số cây họ đậu: Cây keo trắng (cây bản xe lá phượng), Cây đậu ma. Tên khác: Tóp mỡ, đậu Sơn Tây,.Cây cốt khí, tên khác: Đoãn kiếm trắng. Keo dậu hoa đỏ. Tên khác: Keo dậu gỗ nhỡ. Keo dậu Philippin, Tên khác: keo dậu.  Cây đậu thiều, tên khác: đậu triều, đậu bồ câu. Cây keo lá liềm, đậu tram, tên khác: muồng lá nhọn, tràm cánh rảnh. Dưới đây tôi xin giới thiệu với bạn kỹ thuật trồng cây đậu ma:
Phân bố:
Mọc tự nhiên khá rộng rãi từ Cao bằng, Lạng Sơn, đến các tỉnh đông Nam bộ trong các rừng kiệt, rừng thưa, rừng dày hoặc ven đường quanh rào nhưng chưa được gây trồng.
Nguyên sản ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, được gây trồng nhiều ở philipin, đến năm 1990 được trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn tây nhập trồng thử ở Sơn Tây, cây sinh trưởng và phát triển  rất tốt trên đất chua, sỏi đá, nghèo xấu và khô hạn.
Nhận biết:
Ở VN chi đậu ma ( tóp mỡ) có khoảng 10 loài như  tóp mỡ tròn, tóp mỡ graham, tóp mỡ tổng bao, tóp mỡ nghiên mọc ở Tây nguyên, tóp mỡ lá to  mọc ở cả 3 miền Bắc Trung nam. Ngoài ra còn có tóp mỡ có chồi mọc từ Quảng Trị trở vào và tóp mỡ suối ở Tây Bắc độ cao dưới 500m.
Tóp mỡ lá to là cây bụi, thân gỗ, cao 1-1,8m, hình tròn ở phần dưới, 3 cạnh phần trên được phủ 1 lớp lông dày màu hoe vàng. Cây sống lưu niên 5-7 năm, tái sinh chồi rất khoẻ, ưa sáng, chịu lửa. Lá kép có 3 lá chét hình trái xoan dài 10-14cm, có lông mịn, lá mỏng màu xanh nhạt trông giống lá đậu tương. Lá thường xanh, rụng đều khi già, cây có nhiều cành nhánh.
Rễ phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu, có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.
Hoa mọc chùm ở nách lá, có lông vàng, tràng dài 9-10mm, màu tím hoặc đỏ, đài dài 7-8mm. Ra hoa tháng 8-9, quả chùm màu vàng tóp mỡ, dài 10-15mm có phủ ít lông, khi chín có màu nâu. Mỗi quả có 1-2 hạt màu nâu đen, to 2mm, nhỏ hơn hạt đỗ xanh, quả chín tháng 10-12.
Môi trường sống:
Phát triển trong vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 25-300c và lượng mưa từ 1000-2000mm. Chống chịu được trong điều kiện đất chua, khô hạn, sỏi đá, phát triển được dưới bóng râm nhưng không chịu được ngập úng.
Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây trồng ở đất phát triển trên các đá mẹ nghèo dinh dưỡng như: phiến sét, sa thạch, phấn sa tầng dày 30-40cm lẫn kết von, thạch anh, thành phần cơ giới từ sét nhẹ đến sét trung bình vẫn sinh trưởng phát triển bình thường.
Công dụng:
Thức ăn gia súc: lá xanh thu hoạch quanh năm, có hàm lượng protein 17%, mùa đông vẫn cho thu hoạch dùng làm thức ăn xanh cho dê, thỏ trâu, bò rất tốt. Năng suất lá xanh đạt 30-50tấn/ha/năm.
Phủ xanh cải tạo đất: Mọc nhanh tán rậm, tái sinh chồi khoẻ, hạt gíông nhiều dễ gây trồng để che phủ đất, ngăn chặn xói mòn. lá non làm phân xanh, lá già rụng phủ kín đất tạo thành 1 lớp thảm mục dày phân giải tăng độ mùn cho đất. Cải tạo đất nhờ rễ có nhiều vi khuẩn cộng sinh cố định đạm.
Ngoài ra cây đậu ma còn có tác dụng khác như: Trồng làm hàng rào xanh quanh vườn, băng xanh trên đất dốc, bao đồi hay trồng xen cây nông nghiệp để chống xói mòn, phòng chống cháy, che bóng phụ trợ cây trồng chính...
Làm cây chủ thả cánh kiến, hoa nuôi ong, thân cành làm củi đun, vỏ quả làm thuốc nhuộm, rễ dùng làm thuốc, lá làm chất độn chuồng tăng nguồn phân hữu cơ.
Gây trồng:
Thu hái quả nhiều lần trong năm vào thời kỳ quả chín tập trung nhất thường vào tháng 10-11 khi vỏ quả bắt đầu khô. Phơi quả vài nắng trên sàn gạch, đập quả tách vỏ lấy hạt như lấy đậu xanh.
Ngâm hạt trong nước nóng 800c 15 phút rồi đem gieo hạt thẳng hoặc ủ hạt nứt nanh hay nẩy mầm 50-70% rồi đem gieo.
Làm đất gieo theo rạch rộng 20-30cm, sâu 30-40cm, bón lót 6-10 tấn phân chuồng/ha, tốt nhất bón thúc 200kglân nung chảy hoặc supe lân và 100kg kali sunfat cho 1 ha, trộn đều phân vào đất ở phần dưới của rãnh.
Gieo hạt theo rạch cách nhau 50cm, cây cách cây 15-20cm, lấp đất vụn kín hạt, chăm sóc cây con và tỉa dặm kịp thời nhất là thời kỳ 1-2 tháng đầu cây con mọc rất chậm. Cũng có thể đem gieo ở vườn ươm, chăm sóc cây cao 4-5cm đem cấy vào lúc thời tiết thụân lợi.
Thời vụ gieo trồng vào tháng 1-2 lúc có mưa phùn ở miền Bắc hoặc vào đầu mùa mưa ở các vùng khác.
Thu hoạch lấy chất xanh làm thức ăn cho gia súc khi cây cao trên 70cm, cắt chừa cách mặt đất 30-40cm, cắt nhiều lứa trong năm, nếu kết hợp chống xói mòn cần cắt để lại phần gốc cao 50-55cm.
Sau khi thu hoạch 3-5 năm cần phá đi để trồng lại. Nơi lấy hạt giống không cắt chất xanh và sau thu hạt cuối vụ đốn cách mặt đất 20-30cm để cây trẻ lại.
Hạn chế:
Cây khó mọc giai đoạn đầu mới gieo. Nên cần chọn thời tiết và đất ẩm lúc gieo hạt và phải đặc biệt chú ý chăm sóc cây gieo thì mới thành công. 
 
 
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình