Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá sao cho hiệu quả?
Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia thì, hiện nay rất nhiều hộ gia đình, cơ sở nuôi tôm, cá thường dùng cám gạo, cám ngô rắc xuống ao cho tôm cá ăn, tuy nhiên những loại thức ăn trên cũng chưa đủ chất dinh dưỡng để giúp cá, tôm tăng trưởng nhanh và có được sức đề kháng với bệnh tật, thời tiết bất thường.
Vì vậy nên thực hiện chế biến thức ăn hỗn hợp cho cá, tôm ăn. Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia đã đưa ra công thức để hướng dẫn bà con cách làm này:
Xin giới thiệu sơ đồ sản xuất thức ăn viên hỗn hợp cho cá:
Tìm kiếm nguyên liệu--Làm sạch--Sơ chế, phơi khô--Nghiền thành bột mịn--Phối trộn theo công thức thức ăn--Ép viên--Phơi sấy-- Đóng bao.
Nguyên liệu làm thức ăn là ngô, lúa mì, thóc, cám lúa mì, cám gạo, đỗ tương, khô dầu, bột sắn, bột cá, xác mắm, bột thịt, cá tạp…
Một số công thức chế biến thức ăn hỗn hợp thường dùng
Cá rô phi:
Công thức 1: Cám gạo 35%, bột ngô 20%, khô lạc 12%, bột đỗ tương 9,5%, bột cá 8%, sắn 15%, premix 0,5%.
Công thức 2: Sau khi nhào trộn các thành phần thức ăn, bổ sung chất kết dính như bột sắn, bột mì rồi tiếp tục trộn trong 15-20 phút nữa. Nếu thức ăn còn khô (độ ẩm chưa đạt 25-30%) cần bổ sung thêm nước. Cho thức ăn vào máy để ép viên, điều chỉnh cỡ số của mắt sàng để có cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ cá, tôm đang nuôi. Trong nuôi quy mô nông hộ có thể dùng máy đùn thức ăn có công suất 70 kg/giờ, động cơ điện 2,2kW hoặc động cơ nổ =6pH, vòng quay trục chính <500 vòng/phút.
Nguyên lý hoạt động: Đùn ép qua trục trơn, bên trong có rãnh, trong quá trình đùn do ma sát làm nhiệt độ khối thức ăn tăng lên 60-70 độ C, ở nhiệt độ này thức ăn được làm chín. Nhờ sức ép của trục lăn trên xilanh, viên thức ăn được hình thành khi chui qua rãnh của thành xilanh.
Bảo quản: Sau khi tạo viên xong, thức ăn được cho ăn luôn hoặc đem phơi nắng, hoặc sấy khô ở nhiệt độ 60 độ C trong 6-8 giờ. Nếu sấy ở nhiệt độ quá cao, trên 80 độ C sẽ làm mất đi một số vitamin, protein bị biến tính làm cho chất lượng thức ăn giảm sút.
Thức ăn viên khô được đóng bao và bảo quản trong kho. Thường một bao thức ăn đóng từ 15-30kg để dễ vận chuyển. Khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác phải cần thận không thức ăn bị vỡ. Khi bảo quản trong kho, thức ăn đóng bao cần được kê cao cách mặt đất 30cm tránh để trong kho ẩm sẽ ảnh hưởng đến thức ăn dễ gây bệnh cho tôm cá.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình