Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Các loài cây họ đậu
Xin cho biết về các biện pháp kỹ thuật khi trồng cây họ đậu để nâng cao hiệu quả cố định nitơ của chúng?
Cây họ đậu rất đa dạng như: cây keo trăng, cây đậu ma, cây cốt khí, đậu hoa đỏ, đậu thiều Ấn Độ, cây đậu Philipin… và co những đặc tinh sinh thai tương đối khác nhau. Mỗi loại cây  co kỹ thuật trồng khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu với bạn kỹ thuật trồng cây đậu thiều.
Kỹ thuật trồng cây đậu thiều
Tên khác: Đậu triều, đậu xăng, đậu cọc rào, đậu chiều.
Phân bố:
Nguyên sản chưa được biết rõ nhưng đã gây trồng ở một số nước Đông nam á. đặc biệt ở Việt Nam được gây trồng  khá tập trung và rộng rãi ở một số tỉnh miền bắc như Sơn la, Lai châu, Thanh hoá và cũng được trồng rải rác ở nhiều tỉnh khác ở Bắc bộ, ven biển miền Trung và tây nguyên.
Ở nước ta được biết có 5 loài đậu thiều nhưng đều ở dạng dây leo hoặc bụi leo, chỉ có loài này là cây bụi cao được trồng và sử dụng.
Nhận biết:
Là cây bụi thân gỗ cao 3-6m, đường kính gốc 5-10cm, thân tròn có phủ lông bạc, cành có đường nổi sọc, vỏ màu xanh thẫm. Hệ rễ khá phát triển và có nhiều nốt sần cố định đạm cộng sinh.
Lá kép có 3 lá chét hình trái xoan, đầu thon nhọn màu xanh lục, bề mặt phủ một lớp lông bạc.
Hoa mọc chùm ở nách lá đầu cành, ra hoa tháng 12 đến tháng 1, hoa nở có màu vàng hay điểm những đường dọc tím, đài không rụng.
Quả đậu hình dải dài 5cm rộng 1,2cm, có 2-3 vệt lõm chạy chéo theo quả, có rãnh nông ngăn cách các hạt, vỏ quả có lông vàng, chứa 3-5 hạt tròn 5mm, hạt có vỏ cứng màu vàng nhạt hoặc nâu và có sức sống cao. Quả chín vào tháng 4-5.
Môi trường sống:
Mọc được ở cả vùng thấp và vùng cao trên 1000m, cũng có thể chịu được nóng, hạn và rét.
Thích hợp nhất là ở độ cao dưới 500-600m, lượng mưa hàng năm từ 1000-1200mm, nhiệt độ bình quân năm từ 18-200c.
Cũng có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp ở đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước và có lượng mùn khá.
Công dụng:
Là cây chủ để nuôi thả cánh kiến đỏ, đậu thiều là một trong 3 loài cây chủ yếu được gây trồng trên dịên tích lớn và tập trung. hàng năm trên 1ha đậu thiều có thể thu được từ 500-1000kg nhựa cánh kiến đỏ dùng trong công nghiệp và xuất khẩu. Sáu tháng tuổi trở lên là thích hợp để thả cánh kiến, là cây chủ tốt nhất có khả năng giữ giống qua đông.
Trồng hàng rào, băng xanh bao quanh vườn, bao đồi bảo vệ đất dốc, trồng xen phụ trợ che bóng cho chè, cà phê, điều, tếch và các cây ăn quả như mơ mận, nhãn vải hoặc phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã bị thoái hoá.
Thân cành làm chất đốt, cành nhánh có thể đan phên phủ làm hàng rào hoặc lợp nhà. hạt có thể ăn được, hoa nuôi ong, lá dùng làm thuốc trị sởi, mụn nhọt trong dân gian. Hạt và rễ dùng chữa sốt, giải độc tiêu thũng.
Gây trồng:
Chọn cây mẹ 2-5 tuổi cao 2,5-3m khoẻ mạnh sinh trưởng tốt để gây giống. Thu hái quả già khô có vỏ màu nâu khi còn ở trên cây vào khoảng tháng 4-5. Phơi khô 1-2 nắng rồi đập để tách hạt, sàng sảy bỏ hạt lép, tạp vật, tiếp tục phơi hạt cho khô. Có thể đem gieo hạt ngay hoặc cho vào chum, vại cất trữ ở nơi thông thoáng.
Hạt giống nhiều, có sức nảy mầm cao nên thường trồng bằng hạt gieo thẳng. Xử lý bằng cách ngâm hạt vào nước nóng 70-800c( 3 sôi 2 lạnh) trong 4-5 giờ vớt ra đem gieo ở nơi khắc nghịêt hay trồng để thả cánh kiến cần tạo cây con có bầu để trồng. Bầu làm băng nilon có kích cỡ 5-6cm, cao 9-10cm, ruột bầu làm bằng đất mặt tốt trộn với 5-10% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân, mỗi bầu gieo 2-3 hạt đã xử lý, khi cây mọc tỉa bỏ cây xấu để lại mỗi bầu một cây tốt. Chăm sóc 3-4 tháng cây cao 10-15cm đem đi trồng.
Phát dọn thực bì, cày rạch hoặc cuốc hố sâu và rộng 15-20cm, có điều kiện bón lót 1-2kg phân chuồng hoai cho 1hố; mật độ trồng 2500-3300cây/ha, cự ly cây cách cây 1,5-2m và hàng cách hàng 2-2m.
Nếu trồng bằng hạt gieo thẳng mỗi hố nên gieo 2-3 hạt,lấp đất kín hạt, sau 1-2 tuần đầu cần tỉa dặm và điều tiết mật độ kịp thời. Lượng hạt gieo thẳng cần khoảng 1-2kg cho 1 ha.
Thời vụ gieo trồng thích hợp từ tháng 2-4 và tháng 8-9 ở miền Bắc còn ở miền nam vào đầu mùa mưa từ tháng 4-5.
Định kỳ làm cỏ vun gốc để cây không bị chèn ép nhất là trong 3-4 tháng đầu. Sau khi trồng 8-10 tháng cây có thể cao 1,5-2m, nếu tạo rừng để nuôi thả cánh kiến cần chặt bỏ những cây xấu để làm củi hoặc che phủ gốc cây, chỉ chừa lại 600-1000cây tốt phân bố trên 1 ha.
Buộc thả mỗi cây 1-2 đoạn cành kiến giống dài khoảng 15-20cm cho 200-300 cây. Số còn lại cắt bỏ 1/3 phía ngọn ( dài khoảng 50cm để tạo tán. Đến tháng 4-5 năm sau lại buộc thả kiến cho toàn bộ kể cả cây đã buộc năm trước để nuôi thả được nhiều vụ, khi thu hoạch không chặt cây mà chỉ bóc lấy nhựa, nơi đất tốt có thể thu liền 3 vụ trên 1 cây. Cây 3 tuổi thường cho năng suất thấp nên sau vụ thứ 3 có thể chặt bỏ để trồng lại.
Sau một vụ thu hoạch cần bón 2kg phân chuồng hoai cho một cây, thu hoạch tối đa sau 3-5 năn gieo trồng lại.
Cắt cành thu nhựa kiến trước khi kiến nở rộ nửa tháng, lúc này tổ nhựa khô và dễ bóc khỏi cành, tổ nhựa sau khi bóc tách rải mỏng và hong nơi thoáng mát đến khi  miết tay thấy tổ nhựa vỡ vụn hoàn toàn là nhựa đã khô có thể cất giữ trong bao tải hoặc bán.
Nếu trồng làm hàng rào hoặc băng caya xanh mỗi năm cắt phần ngọn ( 1/3 thân) vào giữa vụ mưa để cây mọc chồi thu hoạch lá làm phân xanh hoặc tủ gốc giữ ẩm.
Hạn chế:
Thường bị sâu hại kiến cần sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. cánh kiến đỏ bị mất mùa theo chu kỳ và khó khăn trong việc giữ giống qua đông.
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình