Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin cho biết nên quy hoạch ao nuôi cá ra sao và nên nuôi ghép các loài cá gì, nên phòng chống bệnh bằng cách gì cho cá?
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thủy sản thì ao nuôi cá nước ngọt quy mô gia đình nên có diện tích khoảng 1000m2 hoặc nhỏ hơn. Xung quanh ao có bờ bao để tránh nước rác bẩn tràn vào. Độ sâu mực nước nên là 0,8-1,2m. Cần có cống (ngăn bằng lưới) và có bơm để chủ động tháo nước và cấp nước. Nước cấp phải đủ sạch và khi thấy bắt đầu nhiễm bẩn cần thay nước. Mật độ thả nên là 5-8 con/m2.
Tỷ lệ nuôi ghép tùy từng điều kiện mà thay đổi. Xin đưa một tỷ lệ nuôi ghép có hiệu quả cao: Cá điêu hồng-30%, mè vinh, tra, rô phi, chép- mỗi loại 20%. Có thể dùng cá sọc rằn thay cho loài khác. Thức ăn cho cá nên đảm bảo lượng chứa protein. Nên bắt ốc bươu vàng (hại lúa) nghiền nát ra, nấu chín với cám để nuôi cá. Nên làm bể khí sinh học để chế biến phân chuồng thành nước thải nuôi cá (vừa tận dụng được khí đốt để đun nấu hay thắp sáng). Có thể tận dụng các nguồn thức ăn xanh khác để nuôi cá. Nên trộn kháng sinh (tỷ lệ 1-3%) vào thức ăn để cho cá ăn vào thời gian hay bị nhiễm khuẩn (khoảng tháng 4-6 hay tháng 9-11).
Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình