1. Thời vụ gieo trồng: Trồng dưa chuột xuất khẩu phải trồng ở những thời vụ thuận lợi, thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và đạt hiệu quả cao nhất của vùng sản xuất.
+ Vụ xuân hè gieo hạt 20/2 – 15/3
+ Vụ thu đông gieo hạt: 10/9 – 5/10
2. Kỹ thuật vườn ươm:
Dưa chuột có thể gieo thẳng hoặc vào bầu trong vườn ươm. Cây con được 1 lá thật đưa ra trồng (sau mọc 7 – 10 ngày), nhưng tốt nhất nên trồng cây con qua giai đoạn vườn ươm.
Sử dụng hỗn hợp giá thể sau: Đất bột (đất sa hoặc đất bùn phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu hun theo tỷ lệ 1: 0,7 : 0,3 được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,0 kg đạm + 1,5 kg lân + 1,5 kg kali / 1000kg hỗn hợp. Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10 – 15 ngày trước khi sử dụng.
Lượng hạt cần dùng cho 1 ha dưa chuột Sao xanh 1, PC4 từ 0,8 – 1,0 kg (cả dự phòng). Gieo hạt vào các khay, túi bầu nilon (7x10 cm) có đục lỗ. Hạt được ngâm 3 – 4 giờ bằng nước sạch, ủ nứt nanh rồi đem gieo. Gieo xong phủ mỏng lớp hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt, tười đủ ẩm 1 – 2 ngày hạt nảy mầm.
3. Kỹ thuật trồng trọt
a. Làm đất, trồng:
- Xử lý đất trồng, bổ xung nguồn mùn, dinh dưỡng ( Đất trồng được cày bữa kỹ, làm sạch cỏ)(xử lý đất bằng thuốc Basudin, ViBam 5H liều lường 25 – 27 kg/ha + 400 kg/ha vôi bột nếu PH <5 ). Lên luống ruộng 1,5 m (cả rãnh luống ) luống cao 25 -30 cm.
- Trồng 2 hàng trên luống. Mật độ 70 x 40 cm ( 28000 – 30000 cây/ ha).
b. Bón phân:
+ Lượng phân ( bón cho 1 ha ) theo quy trình sau:
- Phân chuồng hoai mục 25 – 30 tấn / ha.
- Phân Urê: 250 – 300 kg
- Phân lân Supe: 500 – 600 kg
- Phân kali: 250 – 300 kg
Phương pháp bón:
Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân chuồng, lân, vôi bột vào hốc ( rạch ), được đảo đều với đất và lấp đất trược khi trồng 2 – 3 ngày.
Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày (cây hồi xanh), bón cách hốc 10 – 15 cm kết hợp vun xới nhẹ.
Bón thúc lần 2: Sau trồng 20 – 25 ngày ( cây 5 – 6 lá, có tua cuốn), bón vào giữa 2 hốc kết hợp vun đợt 2 và cắm dàn.
Bón thúc lần 3: Sau đợt thu quả đầu (40 – 45 ngày sau trồng). Số phần còn lại chia đều cho 3 lần, định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. (Có thể dung số phân trên hòa với nước nồng độ 5% tười hoặc rắc vào giữa luống vào buổi chiều).
TT |
Loại phân |
Tổng số phân |
Bón lót |
Bón thúc |
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
1 |
Phân chuồng mục (tấn) |
25 – 30 |
25 – 30 |
|
|
|
2 |
Đạm Urê (kg) |
250 – 300 |
40 – 50 |
50 – 60 |
70 – 80 |
90 – 110 |
3 |
Lân Supe (kg) |
500 – 600 |
500 – 600 |
|
|
|
4 |
Kali sunfat (kg) |
250 – 300 |
40 – 50 |
50 – 60 |
70 – 80 |
90 – 110 |
5 |
Vôi bột (kg) (PH < 5,0) |
400 |
400 |
|
|
|
c. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
* Chăm sóc:
- Cắm dàn: Sau trồng 20 – 25 ngày tiến hành cắm dàn cho dưa chuột. Khi cây có thân lá phát triển tốt thường xuyên buộc cây để tránh cây bò, đổ xuống rãnh luống, tỉa lá già cho thoáng gốc.
- Làm sạch cỏ dại, vun xới 2 đợt kết hợp các đợt bón phân. Do dưa chuột có khối lượng lá lớn, quả lớn nhanh, vì vậy cần phải tưới đủ ẩn cho cây, khi gặp mưa to phải tìm mọi cách rút hết nước không để ngập úng.
Phòng trừ sâu bệnh:
- Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) một cách nghiêm ngặt. Trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ, cày đất sớm để trừ các trứng, nhộng, sâu non… có trong đất. Luân canh với cây lúa nước: 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Nếu trồng chuyên canh rau, tuyệt đối không trồng trên đất của cây trồng trước là cây cùng họ bầu bí…
- Sâu xanh, sâu đục quả dùng Ofatox 0,15%, Sherpa 25EC 0,1 %, Cyperkill 10EC 0,1%... phun vào buổi chiều mát.
- Bệnh sương mai dùng Zineb 80 WP 0,25%, Mancozeb 80 BTN 0,25%, Daconil 75WP 0,2%, Ridomill 72wp nồng độ 0,15%... phun cho cây.
- Bênh phấn trắng dùng: Anvil %5S C 0,25%, Bavistyl 50FL, Viben – C 50BTN 0,2 %...
d.Thu hoạch, bảo quản:
Thu hoạch: Thu vào buổi sáng sớm, thu đúng lứa quả đạt tiêu chuẩn, nhẹ nhàng không để dập nát, xây sát, nên dùng các xô nhựa sạch thu quả. Bảo quản nơi thoáng mát để vận chuyển đến nơi chế biến.
|